Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702–?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".
Truyền kỳ mạn lục (tức Ghi chép tản mạn những truyện lạ) là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, được viết theo thể loại truyền kỳ; cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, sau đó biến tấu theo phong cách cá nhân của Nguyễn Dữ. Được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút”, Truyền kỳ mạn lục phản ánh sâu sắc bức tranh hiện thực của một thời kì rối ren trong lịch sử Việt Nam. Thông qua các nhân vật kì ảo như thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ…, tác phẩm gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự hỗn loạn, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt; tệ nạn, cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, khiến cuộc sống của người dân lương thiện phải chịu nhiều lầm than. Thế giới Nguyễn Dữ xây dựng trong Truyền kỳ mạn lục vừa có thần tiên, vừa có con người, vừa chân thực mà cũng vô cùng huyền ảo. Khi xuyên qua lớp sương mù đượm chất truyền kì, ta sẽ thấy một thế giới chân thực được thêu dệt nên từ những chất liệu tuyệt diệu nhất – nỗi trăn trở về thời cuộc, tấm lòng trân trọng và ngợi ca những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân, không kể họ ở địa vị cao hay thấp.