Tư Duy Và Ngôn Ngữ - Lev Semyonovich Vygotsky

NGUYỄN THỊ YẾN 19/08/2023
Tư Duy Và Ngôn Ngữ -  Lev Semyonovich Vygotsky

Tư Duy Và Ngôn Ngữ -  Lev Semyonovich Vygotsky

Do "ẩu" nên nhiều người vẫn đinh ninh "cuộc cách mạng nhận thức" đẻ ra "khoa học nhân thức" ở số ít. Khoa học nhận thức là cách gọi tắt cho "các môn khoa học về sự nhận thức" (cognitive sciences), trong đó "khoa học thần kinh" (neuroscience) chỉ là một môn học độc lập có tham gia vào cuộc "cách mạng". Do cách hiểu vội vã, như nói ở trên, cho nên nhiều người đã thổi phồng vai trò của khoa học thần kinh đối với việc học của trẻ em.

[ … sự có mặt của văn hóa trong tư duy con người. Cho đến thế kỉ 20, câu hỏi này hầu như vẫn chỉ nằm ở ngoại vi của lý thuyết tâm lý học. Dường như có hai lý do cho việc đã bỏ qua như vậy, lý do thứ nhất là các ngành khoa học tự nhiên đã tạo ra một hướng đi của nó, lý do thứ hai chính là một khuynh hướng có tính cá biệt của ngành tâm lý học. Phương pháp tiếp cận tâm lý học hành vi và sau này là quan điểm coi não bộ như thể một bộ vi xử lý thông tin [information-processing] vẫn đinh ninh rằng tư duy và quá trình học tập là các quá trình tự nhiên của mỗi cá nhân và chúng thực sự “cư trú” ở trong bộ não. Người ta hình dung trẻ em như là sở hữu các chức năng nhận thức có tính tự nhiên gồm tri giác [việc hình dung cái gì ở trong đầu: perception], trí nhớ, giải quyết vấn đề [problem-solving] để có thể sử dụng như là cỗ máy làm công việc truyền thừa tri thức giữa các thế hệ, từ cha mẹ sang con cái, từ thầy sang trò.

Trong văn cảnh này, văn hóa được xem là nội dung có tính thông tin về những trải nghiệm sống hoặc là chương trình học, nội dung này vẫn ở bên ngoài bản thân quá trình học tập. Chỉ khi nào việc cổ súy đa văn hóa đã trở thành hiện thực không thể phủ nhận trong các lớp học ở Âu châu và ở Mĩ, thì người làm giáo dục [được hiểu bao gồm cả các thầy cô dạy trên lớp] và nhà nghiên cứu mới rốt cục phát hiện được hiện tượng của văn hóa [phenomenon of culture] có mặt thường xuyên ở trong tư duy và ở trong việc học tập của trẻ em. Văn hóa tuyệt nhiên không phải là một “hành khách” trên chiếc xe chuyên chở các quá trình nhận thức có tính phổ quát đã đành, mà văn hóa té ra là chính sức mạnh đã làm định hình nên các quá trình ấy (Nisbett, 2009). Chỉ lúc này những nhận thức xã hội-văn hóa sâu sắc của Vygotsky mới trở thành quan yếu]

Tags : Khoa học xã hội Lev Semyonovich Vygotsky Ngôn ngữ sách mới Tư duy Tư Duy Ngôn Ngữ
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo