Từ Phẫn Nộ Đến Can Đảm - Anne Firth Murray

270.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 20 sản phẩm

Tác giả: Anne Firth Murray

Dịch giả: Hồng Bích

Hình thức: bìa mềm, 16x24cm, 384 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Phụ Nữ, 2023

Từ Phẫn Nộ Đến Can Đảm - Anne Firth Murray

Rút kinh nghiệm từ hàng thập kỷ liên kết các thế giới khác nhau mà trên thực tế chỉ là một thế giới: thế giới của những người giàu có (đã tạo ra chủ nghĩa nữ quyền của riêng họ, thường nhắm mắt làm ngơ sau lớp trần kính) và của người nghèo (nơi phụ nữ phải đối mặt với những thách thức rất khác nhau, từ thiếu nước và thực phẩm đến cái tử vong khi sinh con hoặc nạo phá thai do lựa chọn giới tính, chết trước khi sinh), cuốn sách TỪ PHẪN NỘ TỚI CAN ĐẢM – Tình trạng bất bình đẳng và thiếu lành mạnh đối với phụ nữ ở những quốc gia nghèo và cách họ hành động là một đóng góp to lớn của nhà hoạt động xã hội Anne Firth Murray cho phong trào bình đẳng giới, với cái nhìn về tình trạng bất bình đẳng tập trung vào xã hội và tình trạng sức khỏe của những phụ nữ nghèo nhất thế giới, một chủ đề bị bỏ quên trong văn học nữ quyền của thế giới giàu có, đồng thời, là câu chuyện truyền cảm hứng và đem lại hi vọng về sức mạnh và sự kiên cường của những người phụ nữ vô danh nhưng tiêu biểu đang đấu tranh để thay đổi cuộc sống của họ và xã hội của họ. Từ Châu Mỹ Latinh đến Châu Phi đến Hoa Kỳ, từ vùng chiến sự đến trại tị nạn, từ làng mạc đến khu ổ chuột, Murray đã liên kết kinh nghiệm cá nhân – những câu chuyện của những người phụ nữ thực phải đối mặt với các vấn đề rất thực — với các ràng buộc cấu trúc ít nhìn thấy hơn, nhiều điều trong đó bắt nguồn từ một nền kinh tế toàn cầu hóa và bất công — mà chúng phải vật lộn đấu tranh.

TỪ PHẪN NỘ TỚI CAN ĐẢM là tác phẩm đầy tính học thuật nhưng không chứa quá nhiều thuật ngữ phức tạp, về cách chuyển hóa sự phẫn nộ — một tình cảm cần thiết nhưng không ổn định — sang hành động bằng cách hỗ trợ các nhóm nhỏ phụ nữ hoạt động theo hướng phù hợp thực tiễn và quan trọng nhất. Cuốn sách này cho những ai muốn tìm hiểu về sự bất bình đẳng giới đang thực sự hiện hữu và cho những ai thực sự muốn làm gì đó để thay đổi điều ấy.

Ý tưởng chính:

Từ nửa triệu phụ nữ tử vong khi mang thai và sinh nở cho đến cứ ba phụ nữ thì có một phụ nữ bị bạo lực gia đình trên toàn thế giới, từ 90 triệu bé gái không được đến trường cho đến HIV/AIDS lây lan nhanh nhất ở các bé gái vị thành niên, phụ nữ trên toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức đặc thù về sức khỏe. Với 10 chương được triển khai theo dòng thời gian cuộc đời của một người phụ nữ, Anne Firth Murray đã nêu lên các vấn đề sức khỏe mà những người phụ nữ ở các nước nghèo phải đối mặt trong mỗi giai đoạn sống, từ việc phá thai chọn lọc giới tính và khả năng tiếp cận thực phẩm và chăm sóc sức khỏe không bình đẳng cho đến những thách thức đến với họ khi đã lớn tuổi. Murray chỉ rõ các vấn đề mang tính xã hội, đạo đức và chính trị nhiều hơn là y tế, và hơn thế nữa, là những quan điểm để mang đến hy vọng rằng sự thay đổi tích cực có thể xảy ra.

Mục lục:

Lời tựa cho ấn bản đầu tiên
Những đổi mới trong ấn bản này
Mở đầu: Bóng tối và ánh sáng
Chương 1: Sức khỏe, Nghèo đói và Quyền của người Phụ nữ
Chương 2: Khởi đầu: Lời giới thiệu tử thần
Chương 3: Tuổi thơ: Niềm hy vọng của giáo dục và sự phân biệt đối xử dai dẳng
Chương 4: Tuổi vị thành niên: Đổi thay và thương tổn
Chương 5: Con đường tử thần của thai sản:… Sức khỏe sinh sản và tình dục
Chương 6: Bạo lực với phụ nữ: Lạm dụng hay khủng bố?
Chương 7: Phụ nữ bị mắc kẹt trong các hoàn cảnh xung đột và tị nạn
Chương 8: Lao động trong một thế giới toàn cầu hóa
Chương 9: Lão hóa trong thế giới của đàn ông
Chương 10: Thay đổi thế giới

Về tác giả

Anne Firth Murray (sinh năm 1935) là một nhà hoạt động, tác giả, giảng viên của Đại học Stanford. Bà cũng là chủ tịch sáng lập Quỹ Toàn cầu dành cho Phụ nữ, chuyên gây quỹ và ủng hộ kinh phí cho các nhóm hoạt động nữ quyền trên khắp thế giới. Kể từ năm 2001, Murray giảng dạy về quyền con người và sức khỏe phụ nữ quốc tế tại Đại học Stanford. Bà là thành viên hội đồng quản trị và/hoặc cố vấn cho một số tổ chức, bao gồm CIVICUS, Grass Roots Alliance for Community Education (GRACE), Initiative for Equality (IfE) và No Means No Worldwide (NMNW).

Năm 2005, bà là một trong số hàng nghìn phụ nữ cùng được đề cử giải Nobel Hòa bình. Năm 2022, bà được trao giải Thành tựu nổi bật của Hiệp hội các nhà địa lý nữ.

zalo