Với Tu Thân, nội dung quan trọng của nó chính là cái bên trong của con người, liên quan đến việc tu dưỡng đạo đức và xác lập tâm thế bên trong của con người khi tiến hành đối đãi với những người và những sự việc trong xã hội.
Đọc Cầu học bao hàm nhiều nội dung nhưng có lẽ thú vị nhất chính là những nội dung liên quan đến Đạo gia, với những châm ngôn tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử, chú trọng đến việc phải làm sao cho bản thân được thuận theo tự nhiên, hòa nhập cùng với những quy luật của tạo hóa, với muôn vật, lấy sự thảnh thơi, an nhàn làm điều quý giá. Đối với họ, những trạng thái vừa rồi cũng là những cảnh giới tối cao thuộc về Thánh nhân.
Tư tưởng Lão – Trang có thể cho người đọc hiện đại gợi ý rằng trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực hiện nay, đôi khi hãy thả lỏng mình ra một chút, hãy quan tâm chăm sóc bản thân hơn nữa, hãy tạm dừng mọi thứ, cởi tạm những gánh nặng và soi lại bản thân mình, nắm lấy những điều sâu kín nhất mà trước đây đã không có thì giờ để nhận rõ chúng. Đôi khi phải biết đi đây đi đó, tiêu dao cùng gió mây, cảnh vật, tự thưởng lấy cho mình những khoảnh khắc làm mình cảm thấy khoan khoái, không nên lúc nào cũng phải tự làm bản thân lúc nào cũng căng như dây đàn.
Cho nên nói, điềm đạm, tịch mạc, hư vô, vô vi, đó là nguồn gốc của trời đất và cảnh giới cực kỳ cao của việc tu dưỡng đạo đức. Cho nên, Thánh nhân luôn luôn dừng lại ở trong lĩnh vực này, dừng lại ở trong lĩnh vực này thì sẽ có thể được yên ổn và không gặp khó khăn gì. Yên ổn không gặp khó khăn gì thì sẽ được điềm đạm. Yên ổn và điềm đạm thế thì lo lắng sẽ không thể tiến vào nội tâm, tà khí không thể xâm nhập tập kích vào cơ thể, tức thì đức tính sẽ hoàn chỉnh mà thế giới tinh thần cũng không bị tổn thất.
Cho nên nói, Thánh nhân sống ở thế gian là thuận ứng theo tự nhiên mà vận hành, khi họ chết sẽ dung hóa vào vạn vật; Khi bình tĩnh cũng trầm lặng giống như âm khí; Khi vận động cũng sống động giống như dương khí; Không làm việc dắt dẫn của hạnh phúc, không làm việc bắt đầu của tai họa. Có cảm ứng với bên ngoài rồi sau đó mới có cảm ứng ở bên trong, có sự bức bách rồi sau đó mới có hành động, bất đắc dĩ rồi sau đó mới hứng khởi. Vứt bỏ trí tuệ và khéo léo, tuân theo lẽ thường của tự nhiên. Cho nên nói, không có tai hại tự nhiên, không có liên lụy với ngoại vật, không có con người chê trách, không có quỷ thần phạt tội. Không cần phải suy nghĩ, cũng không cần kế hoạch. Sáng tỏ mà không nhức mắt, thành thật mà không cần mong được. Giấc ngủ không nằm mơ, tỉnh dậy không âu sầu. Khi họ sinh ra ở thế gian giống như bơi trên mặt đất, họ chết đi rời khỏi nhân thế thì giống như nghỉ ngơi sau khi lao động mệt nhọc. Tâm thần của họ trong sạch tinh túy, tinh lực của họ không bao giờ bị mệt mỏi. Hư vô điềm đạm mới có thể hợp với đức tính của thiên nhiên.
Cho nên nói, đau khổ và sung sướng là tà ma kỳ quặc đi ngược lại đức tính; Vui vẻ và phẫn nộ là tội ác đi ngược lại đại đạo; Yêu mến và ghét bỏ là sai lầm của nội tâm. Cho nên, nội tâm không buồn không vui, mới là cảnh giới tối cao của đức tính; Giữ gìn chuyên nhất mà không biến hóa, mới là cảnh giới tối cao của tĩnh lặng; Không va chạm với ngoại vật, mới là cảnh giới tối cao của hư vô; Không giao tiếp với ngoại vât, mới là cảnh giới tối cao của điềm đạm; Không trái ngược với vạn vật, mới là cảnh giới tối cao của thuần túy.