Phàm phu hám lợi, kẻ sĩ háo danh. Lợi có thể khiến người ta giẫm lên kẻ khác, danh có thể khiến người ta quên cả chính mình. Tứ Thư không chỉ nói đến bản chất thiện lương của con người, mà còn là câu chuyện về sự thoái hóa của nhân tính trong vòng tranh danh đoạt lợi. Biến mình thành cầm thú, coi mình là thánh thần, cả hai nẻo đường ấy đều khiến con người rời xa nhân tính.
Lấy thần thoại và kinh thánh làm mực, lấy siêu thực và hoang đường làm bút, Diêm Liên Khoa đã vẽ nên một không gian bát ngát và chói lòa, nơi thiện ác bất phân, nơi thiên đường đảo điên cùng địa ngục...
Thông tin về tác giả Diêm Liên Khoa
Diêm Liên Khoa, sinh năm 1958, người làng Dao Câu, trấn Điền Hồ, huyện Tung, thành Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông được mệnh danh là đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường, một nhà văn đầy lương tâm, trách nhiệm khi dùng văn học để đối diện với những mặt trái của xã hội, mặt tối của lòng người. Tác phẩm của Diêm Liên Khoa thường gây tranh luận, mỗi lần ông viết một tác phẩm mới là một lần dấy lên dư luận, chấn động văn đàn. Diêm Liên Khoa thường viết về bóng tối, cái chết và sự băng hoại của nhân phẩm nhưng lại hướng con người đến ánh sáng, sự sống và nhân tính. Sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, được các nhà phê bình và độc giả trên thế giới đánh giá rất cao.