Vệt Sáng Của Bụi - Lê Quang Trạng

60.000₫ 75.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Lê Quang Trạng

Hình thức: Bìa mềm, 13 x 20 cm, 160 trang

Nhà xuất bản: NXB Trẻ, 2022

Vệt Sáng Của Bụi - Lê Quang Trạng

"Vệt sáng của bụi" là tập truyện ngắn xoay quanh các vấn đề đương đại, như hành trình mạo hiểm để đổi đời, số phận con người trong hoàn cảnh dịch bệnh nghiệt ngã, gia đình với các khác biệt thế hệ…

Mỗi thể tài là một cách tiếp cận khác nhau, với vài chi tiết đã trở đi trở lại tựa như nỗi ám ảnh: lửa máu, nước mắt, hơi thở, cái chết… cho thấy sống chính là một cuộc đấu tranh, giữa đúng - sai, thật - giả, mộng - tỉnh.

Tấm gương hiện thực được tái hiện một cách chân thực, gần gũi, hướng con người đến với tự do - gắn với tự trọng, nhân bản, và tìm kiếm giá trị của chính mình.

Sách Vệt Sáng Của Bụi. Tác giả Lê Quang Trạng

“Tập truyện này ra đời vào những ngày phập phồng trong tâm dịch. Bên tiếng còi hú, tiếng bàn phím và tiếng con khóc cười vẫn đủ sức lay động những câu chuyện hiện ra như một vệt sáng, thắp lên niềm thôi thúc và hy vọng. Như một thế giới khác, cõi chữ đã giúp tôi tái tạo chính mình.” - Lê Quang Trạng

“Mới hôm nào, mình và Min còn giúp bà già phòng sát bên. Hai tháng không có đủ tiền đóng trọ, bà sẽ chính thức ra đường. Hai đứa quyết định gom bà về ở chung cho đỡ tội. Bà kể rằng đã lưu lạc Sài Gòn từ lâu, không con, đi bán vé số sống qua ngày, lâu lâu có dư thì cũng đủ trang trải thuốc men. Một bữa bà bỗng kéo đờm trong họng, Min quýnh quáng gọi cấp cứu. Hồi ấy vẫn còn chưa căng, xe đến nhanh, đưa bà vào viện. Đi theo được một hôm thì Min quay về, bà già đã có người thân từ trên trời rơi xuống nuôi. Họ gặp Min cứ gặng hỏi: “Sao bà già lại ở chung với hai đứa mà không về với chồng con, chồng bả ở kề bên chứ xa lạ gì”, rồi “khi đi bà già mang theo bốn chục cây vàng, giờ mớ vàng đâu?”. Những câu hỏi loanh quanh cứ thế bế tắc, không như ý họ mà cũng chẳng làm gì được ai. Tuy nhiên quán trà sữa của tụi mình vì mấy câu hỏi vây quanh mà sập tiệm trước khi thành phố cài then. Bước về phòng sau đợt lên bờ xuống ruộng, chủ trọ đuổi, sống lu bu quá, mai dọn đi khu khác!” - Trích

zalo