Bộ 5 cuốn: Hiện Đại Và Động Thái Của Truyền Thống Ở Việt Nam - Những Cách Tiếp Cận Nhân Học

1.112.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Quyển 1: Môi Trường Và Kinh Tế

Quyển 2: Tổ Chức Xã Hội

Quyển 3: Toàn Cầu Hoá

Quyển 4: Nghi Lễ Và Tôn Giáo

Quyển 5: Di sản,Tự Sự Và Ký Ức

Tác giả: Lương Văn Hy, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp và Phan Thị Yến Tuyết...

Hình thức: bìa mềm

 

Bộ 5 cuốn: Hiện Đại Và Động Thái Của Truyền Thống Ở Việt Nam - Những Cách Tiếp Cận Nhân Học

“Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học” là một tập hợp gồm 60 công trình nghiên cứu nhân học của tác giả trong và ngoài nước với những chủ đề đa dạng....”

Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học là bộ sách gồm 5 quyển. Cuốn sách này là từ những bài tham luận trong Hội thảo quốc tế Nhân học về Việt Nam tại Bình Châu trong 4 ngày vào tháng 12 năm 2007 được Trường Đại học Khoa học Xã hôi và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Toronto (Canada) đồng tổ chức. Bộ sách này bao gồm những bài viết của các nhà nhân học trong và ngoài nước nghiên cứu đã góp phần soi sáng những động thái văn hóa xã hội, kinh tế, môi trường và quản lý Việt Nam đương đại.

Giới thiệu sách
Trong hai thập kỷ vừa qua, ngành Việt Nam học đã phát triển mạnh ở Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản và một số nước châu Âu, trong đó, Nhân học là ngành có đóng góp lớn, với rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà nhân học trong và ngoài nước. Các công trình này đã góp phần đáng kể vào việc tìm hiểu những động thái thay đổi văn hoá, xã hội, kinh tế, môi trường và quản lý ở Việt Nam đương đại, bao gồm cả những vấn đề phát triển như di dân, đô thị, giới, sức khoẻ, lao động và tác động của toàn cầu hoá. Những đóng góp này phản ánh một chiều hướng quan trọng của nhân học thế giới từ gần một thế kỷ nay. Đó là chiều hướng nghiên cứu những vấn đề phát triển ở những nước đang phát triển, những vấn đề ở các nền văn hoá xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp, vấn đề toàn cầu hoá, cụ thể hơn là một chiều hướng nghiên cứu đi vào những vấn đề như di dân từ nông thôn ra đô thị và xuyên quốc gia, văn hoá quản trị ở những tổ chức kinh tế, truyền thông hiện đại và quảng cáo, sức khoẻ, v.v...

Tuy nhiên, do những công trình nhân học thường được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau và ít khi có những công trình viết bằng tiếng Việt, có thể các nhà nhân học không biết về những công trình của nhau. Để kết nối và tập hợp những công trình nghiên cứu nhân học này, nhóm các tác giả Lương Văn Hy, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp và Phan Thị Yến Tuyết đã xuất bản bằng tiếng Việt 60 bài trong tổng số 81 bài tham luận tại Hội thảo Nhân học quốc tế năm 2007 trong cuốn "Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những cách tiếp cận nhân học"

Sách gồm 5 quyển, tập hợp 60 công trình nghiên cứu nhân học của các tác giả trong và ngoài nước với những chủ đề đa dạng. Ngoài những chủ đề như lễ nghi, tôn giáo, quan hệ dân tộc là những chủ đề truyền thống của dân tộc học Việt Nam, các nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống đô thị như vấn đề lao động giúp việc nhà, công nhân nữ, hay những vấn đề gắn liền với toàn cầu hóa như những yếu tố tác động đến cách tiêu thụ xe máy, công nhân Việt Nam ở nước ngoài và khi về nước, hôn nhân xuyên quốc gia, chứng vô sinh, HIV / AIDS, v.v. Nhiều phương pháp nghiên cứu nhân học cũng như nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (từ những dữ liệu sử học, những tư liệu điện ảnh, truyền thông, triển lãm bảo tàng, âm nhạc và văn hóa dân gian đương đại, đến những dữ liệu từ cuộc điều tra định lượng, phỏng vấn sâu và quan sát tham dự) đã được áp dụng.

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !

 

zalo