Theo triết lí về Duy thức học của Đạo Phật, chỉ có ý thức tồn tại và mọi chúng sinh hữu tình bao gồm các sinh vật sống và các vật vô tri đều được tạo ra từ tâm. Triết lí Duy thức cũng giải thích về ý thức, được phân chia thành tám thức: sắc, thanh, mùi, vị, cảm giác xúc chạm, tâm, tư duy và lưu trữ. Chúng ta có thể dễ dàng hiểu được năm thức đầu tiên, vốn được hình thành từ sự tiếp xúc với các đối tượng tương ứng lần lượt là màu sắc (ánh sáng), âm thanh, mùi, vị và các vật sờ thấy được bằng các cơ quan cảm giác tương ứng của cơ thể là mắt, tai, mũi, lưỡi, và cơ thể (tiếp xúc qua da). Tư duy được xẽm là thức thứ bảy và được gọi là Mạt-na thức (tư duy nhận thức), và lưu trữ được xem là thức thứ tám được gọi là A Lại Da thức (tàng thức).
Theo triết lí đạo Phật, ý thức (hay tâm thức) là thức thứ sáu được tạo ra tương tự như năm thức đầu tiên. Nói cách khác, thứ thứ sáu được tạo ra do sự tiếp xúc của đối tượng thứ sáu (là các pháp) với giác quan thứ sáu (tâm).
Trong triết học, thức thứ bảy và thứ tám được định nghĩa hoàn toàn khác biệt với sáu thức đầu tiên. Khi ta tư duy, sẽ không khó hiểu được thức thứ bảy. Tuy nhiên, thức thứ bảy (Mạt na) khác biệt tương đối rõ rệt với sáu thức đầu tiên. Trong khi sáu thức đầu tiên được tạo ra trong mối tương quan của sáu căn với sáu trần (sáu giác quan với các đối tượng tương ứng), thì thức thứ bảy không được tạo ra như vậy. Trong cuốn sách này, tôi nhấn mạnh rằng thức thứ bảy không chỉ quan trọng trong việc tư duy mà sự nhận thức còn được diễn tả trong thức thứ bảy, dẫn đến khả năng đạt được giác ngộ cuối cùng.
Khi ta thức, sáu giác quan tương tác với các đối tượng tương ứng từ đó sinh ra sáu thức, cùng với mọi hình thái hiểu biết khác như tư duy, phân biệt, so sánh… diễn ra trong thức thứ bảy.
Khi ta ngủ mơ, năm cơ quan đầu tiên sẽ tạm ngừng hoạt động và ba ý thức còn lại chỉ hoạt động để tạo ra giấc mơ.
Khi ta chết, sau khi cơ thể vật lý của chúng ta không còn hoạt động nữa, năm cơ quan đầu tiên sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn và không bao giờ hoạt động trở lại được nữa, theo đó ba cơ quan còn lại (tương ứng với ý thức thứ sáu, bảy và tám) chỉ còn hoạt động để tạo thành ý thức sau khi chết cho tới khi chúng có được cơ hội để tái sinh.