Combo 5 Cuốn sách Của Phan Thuý Hà - Tác giả Phan Thúy Hà

600.000₫
Trạng thái: Hết hàng

Tác giả: Phan Thuý Hà

Hình thức: bìa mềm, 1000 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Phụ Nữ, 2023

Combo 5 Cuốn sách Của Phan Thuý Hà - Tác giả Phan Thúy Hà

Bức tranh đời sống của những người già

* Chị ra đời sau khi đất nước đã thống nhất bốn năm, có cha là người lính của quân giải phóng, chiến tranh có từng ám ảnh tuổi trẻ của chị không khi mà sinh thời, cha chị hầu như không kể gì với con gái? Điều gì đã thôi thúc chị đi tìm những câu chuyện kể từ người lính để viết nên cuốn sách đầu tay Đừng kể tên tôi, để rồi từ đó theo đuổi đề tài về thân phận người lính trong chiến tranh và thời hậu chiến với Tôi là con gái của cha tôi và mới đây nhất là Những trích đoạn của các anh?

Chiến tranh không ám ảnh tôi. Nhưng các nhân vật trong sách của tôi đều sống trong cuộc chiến đó, từ thuở thiếu niên cho đến bây giờ. Tôi có nỗi lo, là những chuyện có thật xảy ra trong những năm tháng ấy bị quên bẵng, bị biến mất, bị thêm bớt. Điều đó thôi thúc tôi đi tìm các bác, các chú để ghi âm, ghi chép, làm thành trang sách. Tôi làm việc này một cách gấp gáp, không gấp gáp e không kịp. Vì ngay cả người kể cũng mất dần ký ức. Và ngay cả tôi cũng không biết ngày mai còn làm được việc này nữa không.

Cuốn Đừng kể tên tôi ghi lại nhiều câu chuyện ở một ngôi làng xã Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh), trong đó có câu chuyện gia đình ông Trí, xảy ra vào trưa ngày mùng hai tháng chạp năm 1972. “Bà Trí bò lại bên từng đứa con. Bà liếm máu trên từng xác con. Máu đã khô. Máu vẫn còn rịn ra từ cánh tay đứt lìa của thằng Tám. Máu vẫn rỉ ra từ tai con Hương. Bảy cái xác nằm trên đất. Sáu đứa con và một đứa cháu. Đứa lớn nhất mười hai tuổi. Đứa bé nhất ba tuổi”.

Một câu chuyện như vậy mà người bạn tôi sinh ra và lớn lên ở đây, là hàng xóm với ông, đến khi đọc sách mới biết. Tôi không nỡ trách bạn tôi. Bởi vì tôi cũng từng vô tâm.

Tôi đi ra đường 15 cũ - đường đi B - nay là đường ra cánh đồng, hỏi các anh chị đang làm việc bên cánh đồng có biết đây là con đường ngày xưa bộ đội đi vào chiến trường miền Nam không, họ nói không biết.

Một lần tôi đến nghĩa trang đường 9, thấy một ngôi mộ đề tên Nguyễn Văn Ngọc, sinh năm 1953, trùng tên và năm sinh với chú Ngọc trong câu chuyện “Người bên sông Ngàn Sâu”. Tôi ngồi xuống rất lâu bên ngôi mộ. Một câu chuyện về anh Ngọc quê ở Thái Bình nằm lặng dưới đất.

* Các cuốn sách của chị đúng là một bức tranh liên hoàn về đời sống của những người già. Họ và chị hẳn đã mang lại cho nhau những giao tình đẹp đẽ và cảm động. Chị có thể chia sẻ thêm về phản hồi chung của các nhân vật - cũng chính là các độc giả lớn tuổi - sau khi đọc sách?

Các bác hỏi “Sao cháu viết ngắn thế, nhẹ thế?”. Bởi vì, mỗi cuốn sách thể hiện một ý tưởng. Rất tiếc tư liệu nhưng tôi không cố đưa vào.

Một bác chia sẻ rằng đọc lại câu chuyện của tôi và những người cùng cảnh ngộ, bác yên tâm vì quá khứ không bị quên. Các bác đều mong tôi đừng dừng lại, hãy tiếp tục tìm và giữ tư liệu.

zalo