Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề pháp luật về hợp đồng của Việt Nam từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, tập trung vào các giao dịch tài chính và mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
SƠ LƯỢC VỀ NỘI DUNG CUỐN SÁCH
Đây là cuốn sách đầy đủ nhất liên quan đến pháp luật về hợp đồng. Trải dài trong gần 900 trang, cuốn sách phân tích các vấn đề liên quan đến (i) giao kết hợp đồng; (ii) hiệu lực hợp đồng; (iii) nội dung hợp đồng; (iv) vi phạm hợp đồng và biện pháp khắc phục; (v) miễn trừ
trách nhiệm; (vi) chuyển giao quyền và nghĩa vụ; (vii) quyền của bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba; và (viii) nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Đây là cuốn sách duy nhất trình bày các vấn đề liên quan đến pháp luật về hợp đồng cả từ góc độ lý thuyết và thực tế. Ngoài việc phân tích các quy định của các văn bản pháp luật, cuốn sách cũng phân tích các án lệ và bản án.
Đây là cuốn sách giúp các luật sư hành nghề có thể tham khảo khi tư vấn trong các giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài. Cuốn sách tập trung phân tích phạm vi mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng để phân bố rủi ro.
Đây là cuốn sách duy nhất có hệ thống tra cứu đầy đủ giúp người đọc tiện tra cứu. Cuốn sách có (i) bảng tra cứu từ khóa; (ii) bảng tra cứu án lệ, bản án và quyết định; và (iii) danh sách các tài liệu trích dẫn.
2. Pháp Luật Về Doanh Nghiệp - Các Vấn Đề Pháp lý Cơ Bản
Cuốn sách này được viết chủ yếu dành cho luật sư, người tham gia công tác giảng dạy và sinh viên luật mong muốn hiểu biết các vấn đề pháp lý cơ bản từ góc độ lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Cuốn sách cũng được dành cho người quản lý doanh nghiệp và những ai quan tâm muốn tìm hiểu khía cạnh pháp lý của các chủ đề trên.
Khi viết cuốn sách này, tác giả không có ý định mô tả và liệt kê các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Thay vào đó, cuốn sách tập trung vào việc trình bày các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến các chủ đề trên, đặc biệt đối với hai loại hình doanh nghiệp thông dụng ở Việt Nam là CTTNHH và CTCP (bao gồm cả công ty đại chúng).
Cuốn sách trình bày các quy định của pháp luật về doanh nghiệp đang có hiệu lực tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2015. Đây là thời điểm mà Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng trình bày một số thay đổi luật sau thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015.