Combo sách: Sự Chuyển Hóa Phật Giáo Ở Trung Quốc - Khảo Sát Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc - Kenneth Ch’en

346.500₫ 450.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Đồng tác giả: Kenneth Ch’en

 Hình thức bìa: Bìa mềm

Nhà xuất bản: NXB Thuận Hoá

 

Combo sách: Sự Chuyển Hóa Phật Giáo Ở Trung Quốc - Khảo Sát Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc - Kenneth Ch’en (2 cuốn)

1. Sự Chuyển Hóa Phật Giáo Ở Trung Quốc

"Lúc Phật giáo được truyền bá vào Trung Quốc khoảng thế kỷ I TL, người Trung Quốc lần đầu nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm vũ trụ của Phật Giáo. Do đó, Phật giáo ở Trung Quốc thường được gọi là "Ấn Độ hóa đời sống và tư tưởng của Trung Quốc" nhưg Kenneth Ch'en chứng minh rằng tư tưởng Ấn độ định hình nền tảng tư tưởng văn hóa của người Trung Quốc thông qua những chọn lựa, điều chỉnh và thích ứng với hoàn cảnh của họ. Để tìm hiểu tính tùy duyên trong Phật giáo của người Trung Quốc, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của đạo đức, chính trị, văn học, giáo dục và đời sống xã hội, chứng minh sự tiếp nhận.

Combo sách: Sự Chuyển Hóa Phật Giáo Ở Trung Quốc - Khảo Sát Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc - Kenneth Ch’en

Phật giáo của người Trung Quốc trên diện rộng, chọn lựa phù hợp với văn hóa Trung Quốc. Chùa chiền phải chịu sự kiểm soát của Chính quyền, vì thế tu sỹ cũng phải hòa đồng với đời sống kinh tế của Triều đình thông qua việc canh tác dất đai của chính họ, xây dựng các cơ sở sản xuất và phân phối sản phẩm. Qua việc phân tích những tác phẩm của một nhà thơ Trung Quốc, tác giả khám phá cách mà người Trung Quốc tiếp nhận Phật giáo qua đời sống văn học. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu những phương thức mà Phật giáo đã phổ cập các giáo lý và phương pháp thực hành rộng rãi trong người dân trung Quốc."

- Princteon Publications

2. Khảo Sát Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc

Thật sảng khoái khi đọc tác phẩm này của một nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, nội dung cân bằng một cách hoàn hảo trong bối cảnh lịch sử và sự tiến triển của Phật giáo ở Trung Quốc đối với các nguyên lý tu tập và rèn luyện tâm... Tác giả đã khảo sát toàn bộ lịch sử Phật giáo ở Trung Quốc cho đến giai đoạn hiện tại và kết thúc bằng một chương ngắn gọn những hấp dẫn qua những đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Trung Quốc. Quả thật những gì mà Kenneth Ch’en đã giải thích rõ ràng chứng tỏ là học giả cũng như sử gia chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo. Tác phẩm còn có bảng chú giải thuật ngữ tiếng Trung Quốc, tiếng Phạn và tiếng Pali khá hữu ích và tiện lợi cho độc giả muốn tra cứu. -Choice

Combo sách: Sự Chuyển Hóa Phật Giáo Ở Trung Quốc - Khảo Sát Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc - Kenneth Ch’en

"Sau khi đã nghiên cứu kĩ lưỡng ở lĩnh vực này, giáo sư Kenneth Ch’en trình bày trong tác phẩm của mình một cách chi tiết về lịch sử Phật giáo Trung Quốc, từ lúc du nhập ở thời nhà Hán cho đến giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất vào thời nhà Đường, sau đó dần suy yếu và phục hưng ở thời hiện đại... Trong nghiên cứu, giáo sư Kenneth Ch’en làm việc rất chắc chắn, công bằng và có tổ chức. Tác phẩm này là một sự khảo sát lịch sử không nhất thiết phải đứng "trên một lập trường triết học, tâm lý học hoặc xã hội học. Tác giả đã bao quát toàn bộ tiến trình lịch sử (trong khi đó Zürcher chỉ nói về Phật giáo thời trung đại ở Trung Quốc), đặc biệt cập nhật tư liệu và quan điểm được công bố bằng tiếng Anh. Thư mục chú thích rất giá trị đối với các học giả mong muốn nghiên cứu xa hơn." -  Journal of Asian Studies

"Khảo sát lịch sử Phật giáo Trung Quốc chủ yếu được viết cho những người đã có đủ kiến thức chung về lịch sử và tôn giáo của Viễn Đông, đặc biệt cho những ai quan tâm đến lịch sử và văn minh Trung Quốc, cũng như độc giả muốn biết thêm về sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc. Tác phẩm này cũng đóng vai trò làm nguồn tài liệu bổ sung hữu ích cho các lớp học liên quan đến lịch sử và văn hóa của Trung Quốc cũng như Đông Á." - Princeton University Press

"Đây là một tác phẩm đóng góp quý báu cho nghiên cứu Phật học..., lần đầu tiên lịch sử Phật giáo Trung Quốc thật sự được viết bằng ngôn ngữ phương Tây. Tác phẩm này không chỉ lấp đầy khoảng trống quan trọng trong nghiên cứu, mà còn được trình bày một cách chuyên môn ở lĩnh vực sử học." - Pacific Affairs

zalo