Di sản phương Đông - Will Durant

378.000₫ 420.000₫
Trạng thái: Hết hàng

Tác giả: Will Durant

Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến

Thể loại: Triết học phương Đông

Hình thức: Bìa cứng, 1206 trang

 

Di sản phương Đông - Will Durant

Will Durant (1885-1981) sinh ở North Adams, tiểu bang Massachusetts, Mỹ. Cha mẹ ông là người Canada gốc Pháp, ông đậu cử nhân Triết học ở trường Saint Peter, làm phóng viên cho tờ New York Evening Journal. Năm 1911, ông rời bỏ trường dòng và đến giảng dạy tại trường Ferrer Modern. Năm 1914 ông chuyển công việc về nhà thờ Presbyterian ở New York. Tại đây, ông dạy Triết học, Văn chương và Lịch sử trong 13 năm. Những bài thuyết giảng trong quá trình dạy trở thành tài liệu khởi đầu cho các công trình nghiên cứu về sau.

Trong khoảng thời gian 1913-1917, ông theo học tại đại học Columbia ngành Sinh học và Triết học, năm 1917 ông nhận bằng tiến sĩ Triết học, và giảng dạy Triết học ở đó một năm.

Cuốn sách Câu chuyện triết học (nguyên tác The Story of Philosophy) của ông ra mắt bạn đọc năm 1926, chỉ trong 3 năm, riêng các nước nói tiếng Anh đã tiêu thụ được 2 triệu bản, rồi sau đó sách được dịch sang tiếng Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Đan Mạch,… và trong vòng 50 năm (1926-1976) cuốn sách được tái bản đến 28 lần. Câu chuyện triết học mang lại cho Will Durant danh tiếng và sự độc lập về tài chính, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và xuất bản các công trình đồ sộ khác sau này: The Story of Civilization, The Lessons of History, Interpretation of Life: A Survey of Contemporary Literature.

Với những trăn trở và tầm nhìn xuyên lịch sử như ông từng viết: “Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu được biết tất cả các món nợ tinh thần của chúng ta đối với Ai Cập và phương Đông; nợ về các phát minh hữu ích cũng như về tổ chức chính trị, kinh tế, về khoa học, văn chương, triết học, tôn giáo. Hiện nay châu Á tràn trề một sinh lực mới, càng ngày càng mau đuổi kịp châu Âu và chúng ta có thể đoán trước rằng vấn đề quan trọng của thế kỷ XX sẽ là sự xung đột giữa Đông và Tây; vậy thì viết sử mà hẹp hòi, theo truyền thống cũ, bắt đầu bằng sử Hy Lạp, chỉ chép vài hàng về sử châu Á (…) thì là thiển cận, thiếu hiểu biết, hậu quả có thể tai hại. Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí óc về phía đó.”, từ năm 1927 ông đã cùng vợ (bà Ariel Durant  cựu học sinh của ông ở Ferrer Modern, kém ông 13 tuổi) đi du lịch khắp châu Âu; năm 1930 đi vòng quanh thế giới để tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản; năm 1932 ông bà lại đi du lịch Nhật Bản, Mãn Châu, Siberia, Nga và Ba Lan; năm 1948 du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran,…).

Vợ chồng ông bà bỏ ra 8 năm để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, con người phương Đông và mở đầu công trình để đời Câu chuyện văn minh (nguyên tác The Story of Civilization) bằng cuốn Di sản phương Đông (nguyên tác Our Oriental Heritage) xuất bản năm 1935.

Di sản phương Đông nói về lịch sử văn minh Ai Cập và vùng Cận Đông cho đến cái chết của Alexander Đại đế, và tại Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản cho đến thời hiện đại, kèm theo phần giới thiệu về bản chất và các yếu tố của nền văn minh. Bố cục của cuốn sách được trình bày theo trình tự cụ thể như sau:

  • Giới thiệu: Thiết lập nền văn minh (Những điều kiện của một nền văn minh; Các yêu tố của nền văn minh; Các yếu tố chính trị của nền văn minh; Yếu tố đạo đức của nền văn minh; Những yếu tố tinh thần của nền văn minh; Những điểm khởi thủy tiền sử của nền văn minh; Sự chuyển giao cho lịch sử).

  • Cuốn 1: Vùng Cận Đông (Niên biểu lịch sử vùng Cận Đông; Sumeria; Ai Cập; Babylonia; Assyria; Khối tạp nham các tiểu quốc: các dân tộc Ấn Âu, những dân tộc Semite; Judea; Ba Tư).

  • Cuốn 2: Ấn Độ và các nước láng giềng (Niên biểu lịch sử Ấn Độ; Tổng quan về đất nước Ấn Độ; Đức Phật Thích Ca; Từ Alexander tới Aurengzeb; Đời sống dân chúng; Thiên đàng của thần linh; Đời sống tinh thần; Văn học Ấn Độ; Nghệ thuật Ấn Độ; Đoạn kết của Cơ Đốc giáo).

  • Cuốn 3: Các nước Viễn Đông
    + Trung Quốc: Niên biểu lịch sử Trung Quốc; Thời đại các triết gia; Thời đại các nhà thơ; Thời đại các nghệ sĩ; Dân tộc và quốc gia; Cách mạng và cách tân.
    + Nhật Bản: Niên biểu lịch sử Nhật Bản; Những yếu tố tạo nên Nhật Bản; Những nền tảng chính trị và đạo lý; Tâm hồn và nghệ thuật của nước Nhật bản cổ; Nước Nhật mới; Di sản phương Đông.

Will Durant viết rằng: “Châu Âu và châu Mỹ là những đứa con hư hỏng và là đứa cháu của châu Á, và không bao giờ hiểu trọn vẹn được sự phong phú của khối di sản mà chúng đang thừa hưởng.” Có thể kể ra một số yếu tố của nền văn minh, và là một phần di sản mà phương Đông để lại cho phương Tây, đó là: lao động, chính phủ, đạo lý, tôn giáo, khoa học, triết học, văn chương, nghệ thuật.

Câu chuyện của chúng ta bắt đầu từ phương Đông, không chỉ vì châu Á là nơi diễn ra những văn minh xa xưa nhất mà chúng ta từng biết đến, mà còn vì những nền văn minh đó đã tạo nên bối cảnh và nền tảng cho nền văn hóa Hy-La. Câu chuyện của chúng ta lướt nhanh qua, 4000 năm lịch sử và lướt qua những nền văn minh phong phú nhất của châu lục lớn nhất thế giới này. Bạn đọc có thể thong thả lướt qua nhưng với bản thân tác giả, câu chuyện là cả một quá trình nghiên cứu tìm tòi. Với thái độ làm việc nghiêm cẩn, ông đã cậy nhờ các chuyên gia về phương Đông coi lại bản thảo, như: một số lỗi trong chương bàn về Judea đã được giáo sư Harry Wolfson (ĐH Harvard) kiểu chính, GS. H. H. Gowen đã kiểm tra những sai lầm trong các chương bàn về Trung Quốc và Nhật Bản, ông George Sokolsky đã cung cấp những thông tin trực tiếp cho các trang viết về tình hình ở Viễn Đông…

Bản thân tác giả gọi công trình nghiên cứu này là “tác phẩm tổng hợp đầy mạo hiểm”, mạo hiểm cũng phải thôi, vì dù có cống hiến trọn đời để miệt mài nghiên cứu thì đó cũng chỉ là bước khởi đầu để cho một đầu óc uyên bác hiểu được tính cách tinh tế và kho tàng văn hóa huyền bí phương Đông. Và nói như Đái Đống ở thế kỷ XIII trong Lục thư cố: “Nếu cứ đợi cho hoàn hảo thì cuốn sách của tôi sẽ không bao giờ hoàn tất được.

Qua cuốn sách này toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ cổ đại hàng chục ngàn năm trước Công Nguyên cho đến thời cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ… và mọi vinh quang của nền văn minh hiện đại cũng bấp bênh trong cõi thế thường.

Một phần của cuốn sách này đã được học giả Nguyễn Hiến Lê trích dịch qua ngôn ngữ trung gian  tiếng Pháp và xuất bản ở Sài Gòn trước 1975. Ở lần xuất bản mới nhất này (3/2014), công ty sách Thời Đại mang đến cho độc giả một bản dịch tiếng Việt đầy đủ so với nguyên tác do dịch giả Huỳnh Ngọc Chiến chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh.

Và cuối cùng, chúng ta là người phương Đông nhưng hình như không biết tường tận về suối nguồn văn minh phương Đông; sự hiểu biết của mỗi cá nhân trong chúng ta về quê hương, xứ sở, nguồn cội là quá ít và gần như không hiểu về chính mình. Hãy lần giở Di sản phương Đông để cảm nhận dòng lịch sử như trải dài trước mắt ta qua giọng văn nhẹ nhàng và hóm hỉnh của người kể chuyện bậc thầy Will Durant.

Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách này do 2 dịch giả khả kính Trí Hải & Bửu Đích dịch năm 1971, được Nha Tu thư và Sưu khảo – Viện Đại học Vạn Hạnh in lần đầu ở Sài Gòn cùng năm. Năm 2008 cuốn sách được công ty sách Thời Đại liên kết với Nxb Văn Hóa Thông Tin tái bản lần thứ nhất. Ở lần tái bản mới nhất (3/2014), ngoài việc sử dụng lại bản dịch cũ của Trí Hải & Bửu Đích (chương I – IX), công ty sách Thời Đại đã mời dịch giả Phan Quang Định dịch thêm phần Khai từ cho lần xuất bản thứ hai (bản gốc), phần Dẫn luận về những lợi ích của triết học và dịch bổ sung 2 chương X, XI về triết học Âu Mỹ (trong nguyên tác từ lần xuất bản thứ hai, tác giả đã bổ sung thêm 2 chương này, do bản dịch của Trí Hải & Bửu Đích dựa theo bản in lần đầu của nguyên tác nên không đầy đủ).

 
zalo