Combo (2 Cuốn Sách) Triết Học Về Cái Chết + Triết Học Về Sự Ham Muốn

340.000₫ 425.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 300 sản phẩm

Tác giả: Shelly KaganFrédéric Lenoir

Dịch giả: Hoàng Đức Long;

Ngày xuất bản: 08 - 2025

Kích thước: 15.5 x 24 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 568

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thông Tấn

Combo (2 Cuốn Sách) Triết Học Về Cái Chết + Triết Học Về Sự Ham Muốn (Shelly Kagan, Frédéric Lenoir)

1.  Triết Học Về Cái Chết - Shelly Kagan

Tất cả chúng ta đều sẽ chết.

Nhưng một khi chấp nhận sự thật đó, những vấn đề sẽ liên tục nảy sinh.

Qua những truy vấn liên tục, đặt câu hỏi, trả lời, rồi lại đặt câu hỏi, Shelly Kagan đưa chúng ta vào hành trình suy tư logic không ngừng để tìm hiểu xem: Cái chết là gì? Nó đến với ta khi nào? Ta có lý do để tin vào sự tồn tại của những linh hồn bất từ không, hay ta nên chấp nhận một lời giải thích theo đó con người chỉ đơn thuần là những thực thể vật chất? Có cái gọi là còn sống sau khi cơ thể chết đi hay không? Nếu ta không tồn tại sau khi chết, thì cái chết có thực sự tồi tệ đối với ta hay không? Nỗi sợ chết có phù hợp không? Ta có thể biện minh cho việc tự từ không? Sự bất từ có đáng để khát khao không? Và cuối cùng, cái chết dù gì cũng là một sự nghiệt ngã, ta nên đối mặt với nó như thế nào đây hay nói cách khác, việc ta rồi sẽ chết ảnh hưởng thế nào đến cách ta sống?

Được viết theo phong cách trò chuyện, gợi mở, cuốn sách này thách thức nhiều quan điểm phổ biến về cái chết, mời gọi người đọc xem xét lại một trong những đặc điểm cốt lõi của thân phận con người: sự thật là chúng ta sẽ chết.

2. Triết Học Về Sự Ham Muốn

Ham muốn là gì?

Từ xưa, con người đã luôn tìm cách thấu hiểu và kiểm soát ham muốn, vì nó vừa là động lực sống thúc đẩy con người sáng tạo, yêu thương và vượt qua chính mình, vừa là nguồn cơn dẫn đến mọi thói hư tật xấu, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, trong cuộc sống, ham muốn của chúng ta gặp rất nhiều giới hạn, thậm chí bị giam cầm trong nhứng nhu cầu sơ cấp của não bộ và trong chủ nghĩa tiêu dùng luôn thúc đẩy mỗi người tiêu thụ ngày một nhiều hơn.

Vậy, làm thế nào nuôi dưỡng và điều hướng ham muốn tới những gì mang lại niềm vui, hạnh phúc và giúp chúng ta phát triển? Theo chân các triết gia và nhân vật vĩ đại trong lịch sử, từ Platon tới Aristote, Socrate, Espicure, Đức Phật, hãy cùng khám phá đâu là bản chất thật của ham muốn, làm thế nào kiểm soát và tận dụng đặc tính quyền năng này của con người để chúng ta không chỉ sống, mà còn sống một đời trọn vẹn.

“Để sống một cuộc sống đúng đắn và tốt đẹp, chúng ta cần có ý thức về ham muốn của mình.”

"... ham muốn là ‘bản chất của con người và động cơ của cuộc sống: chúng ta hài lòng về cuộc sống thế nào tùy thuộc vào cách chúng ta nuôi dưỡng và định hướng ham muốn.” - Frédéric Lenoir

 Triết Học Về Cái Chết - Shelly Kagan

zalo