Lần đầu tiên bộ sách Hoài Nam Tử - ra đời vào thời Tây Hán là nền tảng cốt lõi của lịch sử tư tưởng, triết học Trung Quốc cổ đại- đã được nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan dịch toàn văn kèm theo giới thiệu, chú giải ra mắt bạn đọc Việt Nam.
Trong lịch sử tinh thần của người Trung Quốc, thời “chư tử tiên Tần” rõ ràng là một “thời đại trục tâm” có sức hấp dẫn lớn, đây cũng chính là thời kỳ tư tưởng Trung Quốc lên đến đỉnh cao nhất. “Chư tử” sống giữa thời loạn, cảm nhận được đủ mọi đau khổ của kiếp nhân sinh, nhưng họ không đủ sức mạnh để quy định vào một dòng “chính thống” mà chỉ có khả năng tự do tư tưởng, từ đó tuỳ vào điều kiện riêng, tư tưởng của học phát triển theo nhiều phương hướng để trở thành những học thuyết tư tưởng khác nhau. Giữa các loại tư tưởng khác nhau ấy cũng xảy ra nhiều cuộc luận chiến kịch liệt, từ đó hình thành nên cục diện tư tưởng “bách gia tranh minh”. Đó cũng chứng minh cho sự tư do tư tưởng. Chính ở thời kỳ này, tư tưởng Trung Quốc đã bộc lộ khí chất cơ bản của nó; khí chất cơ bản ấy là: tâm lý đạo đức được phát huy rất đầy đủ nhưng tâm lý tri thức lại không được triển khai như mong muốn. Đây là dấu ấn tư tưởng nhân sinh của đất nước Trung Quốc.
Bộ “Hoài Nam tử” ra đời giữa thời điểm tư tưởng tổng hợp, chưa tiến tới Nho thuật độc tôn, ra đời vào lúc chế độ đại thống nhất chính trị sắp sửa định hình nhưng chưa xác lập tối hậu, cho nên toàn bộ sách tư tưởng tự do để tiến hành chọn lọc, biểu hiện rất rõ nhiều tư tưởng mâu thuẫn, đưa ra rõ ràng tâm thái lưỡng lự giữa “thống nhất thiên hạ” và “giữ phong tục khác nhau”.
Vậy thì, chúng ta hãy tìm hiểu “Hoài Nam tử” là tác phẩm ra sao? Khái quát đơn giản đặc điểm tác phẩm này, triết học sử Trung Quốc, đại khái thường dùng hai chữ “kỳ” và “tạp” để khái quát. Cho rằng “Hoài Nam tử” kỳ lạ, có tới mấy tầng ý nghĩa: một là do số phận đầy bi kịch của tác giả, phủ lên tác phẩm nhiều mầu sắc truyền kỳ. Tác giả “Hoài Nam tử” là Hoài Nam vương Lưu An và các tân khách môn nhân. Giới quý tộc vương giả đầu đời Hán đa số mê say chìm đắm vào thú vui nhan sắc, âm nhạc hoặc săn bắn rông dài, riêng Hoài Nam vương Lưu An dốc chí vào học thuật, nhún nhường chiêu nạp kẻ sĩ, tỏ ra có tư thái phong nhã cao thượng. Một chư hầu vương cao khiết chí lớn như thế mà cuối cùng rơi vào kết cục phải tự sát, liên luỵ tới vài ngàn người phải chết theo. Hoài Nam vương là vật hi sinh để lịch sử Trung Quốc tiến vào cục diện chính trị đại nhất thống, cái chết của ông là một bi kịch của lịch sử. Quyền lực của tước vương đầu đời Hán cực lớn, trong nội bộ vương quốc của mình, chư hầu vương có quyền hưởng thụ tiền thuế, quyền phân bổ quan lại, quyền hành chính, thậm chí có cả quyền phát hành tiền riêng, triều đình chỉ sai một chứ “thừa tướng” tới giúp đỡ, có tác dụng giám sát và liên hệ với triều đình, do vậy những “phong quốc” nghiễm nhiên là một triều đình nhỏ. “Phong quốc” đầu đời Hán tự có hệ thống ghi năm độc lập. Ở Trung Quốc cổ đại, quan niệm về “chính sóc” và màu sắc y phục tượng trưng cho chính quyền, do đó một chính quyền mới lên ngôi việc đầu tiên là phải sửa đổi “chính sóc” và màu sắc y phục.
Các vương quốc đầu đời Hán không tuân thủ cách làm lịch pháp triều đình mà tư ghi năm chứng minh lúc ấy vương triều Tây Hán chưa chính thức hoàn thành được thể chế đại nhất thống. Thế nhưng, bấy giờ đại nhất thống đang là xu thế phát triển của lịch sử, triều đình cũng đang mong muốn dùng sức mạnh thúc đẩy nhanh xu thế này. Nhân vậy, giữa các vương quốc và triều đình trung ương xảy ra nhiều cuộc đấu tranh giành giật quyền lực. Các loại đấu tranh xoắn xít với giành giật ngôi để diễn biến thành nhiều sự kiện trấn áp mưu phản bị buộc tự sát “liên luỵ chết đến vài vạn người”. Đó là sự việc chấn động lớn đương thời. Lúc Hoài Nam vương biên soạn bộ “Hoài Nam tử”, ông đã có ý dâng sách lên triều đình đầu đời Hán Vũ đế thay cho một kế sách, do đó ông còn tự đặt tên cho sách là “Lưu thị chi thư”. Tâm nguyện ấy của ông cuối cùng bị lật ngược mặt trái vì kết quả tội mưu phản dẫn tới. Bối cảnh lịch sử như vậy đã phủ lên bộ “Hoài Nam tử” một màu sắc truyền kỳ.
Mặt “kỳ lạ” thứ hai của “Hoài Nam tử” là nó lưu giữ được rất nhiều tư liệu tư tưởng Tiên Tần cho đến lúc bấy giờ. “Hoài Nam tử” không phải một tác phẩm “trứ tác” theo ý nghĩa hiện đại, nó không phải một “sáng tác phẩm” của Hoài Nam vương và các môn nhân mà là sách “biên soạn”, là sách do họ sưu tập giải thích, chỉnh lý, chọn lọc từ các tư tưởng Tiên Tần. Có người cho rằng bất cứ câu văn nào trong “Hoài Nam tử” cũng đều có nguồn gốc xuất xứ sợ rằng hơi quá đáng, nhưng rất nhiều văn cú tư tưởng trong “Hoài Nam tử” cũng đều có nguồn gốc xuất xứ sợ rằng họ quá đáng, nhưng rất nhiều văn cú tư tưởng trong “Hoài Nam tử” quen thuộc là sự thực quá rõ. Chính nhờ vậy, há nhiều sách vở thư tịch đã mất mát có thể dựa vào tư tưởng lưu giữ trong “Hoài Nam tử” mà khôi phục lại.
Điều “kỳ lạ” hơn chính là khí chất tư tưởng rộng lớn kỳ vĩ của bản thân “Hoài nam tử”. “Hoài Nam tử” có hùng tâm “lung lạc trời đất” với ý muốn dung nạp mọi lãnh vực tư tưởng, tri thức vào một bộ sách và tổ chức chúng thành một hệ thống lớn. Có lẽ vì vậy trật tự tư tưởng của “Hoài Nam tử” tương đối khá hỗn loạn tạp nhạp. Thế nhưng với tầm nhìn tư tưởng cao xa, với khí thế tư tưởng cao lớn hoằng đại, “Hoài Nam tử”đủ đạt tới danh tiếng của một bộ “kỳ thư”. Tóm lại, đây chính là bộ sách “lạ kỳ” khó hiểu nhất.
Mục lục sách Hoài Nam Tử (Bộ Hộp 2 Cuốn)
Lời nói đầu
Phần 1: Cuộc đời và tư tưởng Hoài Nam vương Lưu an