Hoạt Động Khuyến Học Ở Việt Nam Thời Quân Chủ - Nguyễn Hữu Mùi (chủ biên)
Việt Nam có nền giáo dục khoa cử Nho học lâu đời đào tạo ra - V nhiều nhân tài trong các lĩnh vực văn hóa, chính trị, ngoại giao, quân sự... làm rạng danh cho lịch sử dân tộc. Đồng hành với nền giáo dục này là hoạt động khuyến học của nhà nước, hoạt động khuyến học nhân dân và hoạt động khuyến học của các dòng họ. Cả ba bộ phận khuyến học đã tạo ra các hoạt động phong phú, đa dạng, thể hiện trên hai phương diện chính là khuyến học bằng vật chất và khuyến học bằng tinh thần, mang bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
Tập sách Hoạt động khuyến học ở Việt Nam thời quân chủ được hình thành trên cơ sở của đề tài Hoạt động khuyến học ở Việt Nam giai đoạn 1075-1919: Nghiên cứu và khai thác giá trị phục vụ việc khuyến học hiện nay do chúng tôi thực hiện dựa trên nguồn tư liệu Hán Nôm, trong đó chú trọng đến tư liệu làng xã, như văn bia, tục lệ, hương ước, gia huấn, gia phả, tộc phả... hiện lưu trữ tại VNCHN. Bằng nguồn tư liệu này giúp chúng tôi khắc họa rõ nét bức tranh tổng thể về hoạt động khuyến học ở Việt Nam trong quá khứ, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Những kết quả trình bày trong sách hy vọng sẽ là nguồn tư liệu có giá trị giúp độc giả nắm bắt hoạt động về “trồng người” của người Việt Nam trong quá khứ để từ đó hiểu sâu hơn về nền văn hóa dân tộc. Đây cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà hoạt động về khuyến học vận dụng trong công tác khuyến học, khuyến tài đang đặt ra hiện nay ở nước ta.
Cuốn sách đến tay độc giả là nhờ sự tài trợ của Quỹ phá | triển khoa học và công nghệ quốc gia (NaFosted) mang mã số.
IV5.3-2012.22, từ năm 2013 đến 2017, nhân đây chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quý Quỹ, cũng như các vị lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm đến Trung tâm Nghiên cứu Quốc học và các đồng nghiệp của Viện đã nhiệt thành giúp đỡ chúng tôi trong thời gian qua.
THAY MẶT NHÓM ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm đề tài