Người Chơi - Homo Ludens - Johan Huizinga

265.500₫ 295.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 99 sản phẩm

- Tác giả: Johan Huizinga

- Dịch giả: Phạm Minh Quân

- Số trang: 415

- Khổ: 13,5 x 20,5 cm

-  Nxb Thế giới, 2023

Sách Người Chơi - Homo Ludens - Johan Huizinga

Người chơi (Homo Ludens, 1938) là một trong những tác phẩm quan trọng về nghiên cứu văn hóa ở thế kỷ XX, đặc biệt là nghiên cứu một phạm trù độc đáo – chơi. Chơi, thoạt nhiên tưởng như là một hoạt động giải trí và tiêu khiển thời gian rỗi của đời người, nhưng không phải đơn thuần như vậy. Nói như tác giả cuốn sách, sử gia và nhà lý thuyết văn hóa người Hà Lan, Johan Huizinga, chơi là một thuộc tính của văn hóa, thậm chí còn có trước cả văn hóa. 
Johan Huizinga (7/12/1872 – 1/2/1945) là một sử gia, triết gia văn hóa người Hà Lan và là một trong những người tiên phong sáng lập chuyên ngành lịch sử văn hóa hiện đại. Ông sinh ra ở Groningen, Hà Lan vào năm 1872. Huizinga trở thành Giáo sư Lịch sử Hà Lan và Lịch sử Phổ quát tại Đại học Groningen vào năm 1905. Năm 1915 ông được phong là Giáo sư Lịch sử Phổ quát tại Đại học Leiden và nắm cương vị này cho tới năm 1942. Ông trở thành thành viên của Học viện Nghệ thuật và Khoa học Hoàng gia Hà Lan vào năm 1916. 
Tác phẩm nổi tiếng nhất và làm nên tên tuổi của ông mang tên Mùa thu Trung cổ (The Autumn of the Middle Ages, 1914). Như tiêu đề phụ của cuốn sách, đây là một chuyên luận “nghiên cứu về các dạng thức đời sống, tư tưởng và nghệ thuật ở Pháp cũng như Hà Lan thế kỷ XIV và XV.” Ông nhìn Hậu kỳ Trung cổ là một giai đoạn bi quan, văn hóa đã cùng kiệt và sự lên ngôi của hoài niệm. Với cách tiếp cận mỹ học, nghệ thuật trở thành đối tượng trung tâm trong nghiên cứu lịch sử của Huizinga.

Song, công trình mang tính chất lập thuyết nhất của Johan Huizinga có lẽ là Người chơi (Homo Ludens, 1938). Như tên gọi (một cách chơi chữ từ khái niệm Homo Sapiens/Người tinh khôn và Homo Faber/Người sáng tạo), chơi là trọng tâm của công trình. Ông nghiên cứu yếu tố chơi và tầm quan trọng của nó trong văn hóa. 
Chơi, đầu tiên và trước hết, là tự do. Chơi tách ra khỏi đời sống thường nhật, không gắn liền với mối quan tâm vật chất hay vụ lợi nào. Và chơi, cũng nằm trong những giới hạn nhất định về không gian và thời gian: sân chơi, luật chơi, thời lượng cuộc chơi… Và do đó, địa hạt của chơi bao trùm cả những lĩnh vực mà tưởng như vô cùng không hề liên quan đến chơi như nghi lễ thiêng, chiến tranh, pháp luật, triết học, khoa học, kinh tế… và đương nhiên không thể thiếu nghệ thuật: thi ca, âm nhạc, khiêu vũ, hội họa và nghệ thuật. Huizinga đã chứng minh điều này qua Người chơi. 
Sau đây là những nhận định về tầm vóc và ý nghĩa của công trình Người chơi của Johan Huizinga:
“Một miêu tả hấp dẫn về ‘người chơi’ và đóng góp của chơi đối với nền văn minh” 
– Tạp chí Harper’s
“Một tác giả với trí thông minh sắc sảo và mạnh mẽ, cộng thêm với năng khiếu diễn đạt lẫn giải thích hiếm có, Huizinga tập hợp và diễn giải một trong những yếu tố cơ bản nhất văn hóa loài người: bản năng chơi. Đọc cuốn sách này, người ta chợt khám phá ra những thành tựu về luật pháp, khoa học, nghèo đói, chiến tranh, triết học và nghệ thuật, đã được dung dưỡng bởi bản năng chơi một cách sâu sắc đến mức nào.” 
– Roger Caillois, nhà phê bình văn học, xã hội học người Pháp
“Khi viết về chơi, không thể bỏ qua tác phẩm Người chơi của Huizinga, vốn giới thiệu một nhân học về chơi thể hiện những quan điểm có tầm vóc và tuệ kiến đặc biệt.” 
– Jacques Ehrmann, nhà lý luận văn học Pháp, Đại học Yale

zalo