Cuốn sách Nho gia pháp tư tưởng thông luận của Giáo sư Du Vinh Căn là một công trình khoa học lớn, rất nghiêm túc và đầy công phu. Trung Hoa và Việt Nam là hai nước đồng văn. Tư tưởng Nho gia nói chung, tư tưởng pháp luật Nho gia nói riêng vốn có ảnh hưởng sâu rộng tới văn hoá Việt Nam. Cuốn sách mang đến cho độc giả những nhận thức khoa học có giá trị chuyên sâu mà tác phẩm đề cập đến.
Trên cơ sở chuyên sâu về Nho giáo, đặc biệt là Khổng Tử và trên 12 năm nghiên cứu và viết tác phẩm Nho gia pháp tư tưởng thông luận. Có thể coi đây là một tập đại thành. Về khoa học, tác giả đã thành công lớn trên nhiều mặt:
Thứ nhất, viết về đề tài này, tác giả đã rất dũng cảm về mặt khoa học, để giải đáp những câu hỏi lớn được giới nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, triết học đặt ra.
Thứ hai, xuất phát từ quan điểm hệ thống, quan điểm đa nguyên văn hoá, quan điểm con người nói chung – lịch sử, vận dụng chúng một cách nhuần nhị, uyển chuyển, tác giả Du Vinh Căn đã phân tích sâu sắc các vấn đề: khái quát những nội dung để khẳng định nền văn hoá Trung Hoa cổ đại là đỉnh cao của văn hoá nhân loại cùng với các nền văn hoá Ấn Độ cổ đại, Ai Cập cổ đại, Hy Lạp - La Mã cổ đại...; phân tích tư tưởng pháp luật Nho gia, đặt văn hoá pháp luật Trung Hoa cổ đại và trung đại trong hệ phả văn hoá pháp luật nhân loại; các nội dung được tác giả sáng tạo để đào sâu, phát hiện nội dung, lý giải và nhận thức các tư tưởng Khổng Tử và Nho gia; Phê phán lối nghiên cứu đối lập một cách cực đoan giữa Nho gia với Pháp gia, đối lập một cách cực đoan nhận thức về lễ, đức với pháp là không có căn cứ khoa học cả về lích ử, cả về tư tưởng và triết học.
Thứ ba, trên cơ sở thừa kế, tiếp thu có phê phán nhiều công trình của các nhà khoa học tiền bối và hiện thời, tác giả đã trình bày, luận giải khá toàn diện tư tưởng pháp luật của các nhà tư tưởng Nho gia thời Tiên Tần như Khổng tử, Mạnh Tử, Tuân Tử
Thứ tư, toàn bộ tác phẩm đã khẳng định và luận giải một cách sâu sắc tính nhân văn của nền văn hoá Trung Hoa cổ đại và tư tưởng pháp luật của Nho gia, đặc biệt Nho gia thời Tiên Tần.