Nho giáo Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan

414.000₫ 460.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Tác giả: Nguyễn Tôn Nhan

Hình thức: bìa cứng, 1616 trang

Thể loại: Triết học phương Đông

Nhà xuất bản: Văn hóa thông tin, 2004. 

Nho giáo Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan

Trước đây hơn nửa thế kỷ, bộ Nho giáo đầu tiên ở Việt Nam được ra đời bởi học giả Trần Trọng Kim. Ảnh hưởng của bộ sách này đã được thời gian chứng minh: nhiều thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam coi Nho giáo của Trần Trọng Kim như một quyền uy trong lĩnh vực tìm hiểu nghiên cứu về Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam.

Cuối năm 2005, Nguyễn Tôn Nhan (1948-2011) cho ra mắt bạn đọc bộ “Nho giáo Trung Quốc” dày hơn 1.600 trang khổ lớn. Riêng về số lượng trang, đây có thể được coi là bộ Nho giáo lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này (dày gấp bốn lần Nho giáo của Trần Trọng Kim). Nhưng quan trọng hơn, theo chính tác giả, tuy kiến giải về Nho giáo của Trần Trọng Kim là đúng đắn, nhưng Trần Trọng Kim có khuynh hướng nghiêng về phần "học" hơn là phần "giáo" (tông giáo và giáo hóa) nên chưa nêu bật được "chân diện mục" tông giáo của Nho giáo về phương diện tế lễ, nghi thức và lối sống của Nho giáo trong quá trình lịch sử ở Trung Quốc (và Việt Nam).

Công phu và định hướng tìm hiểu Nho giáo của Nguyễn Tôn Nhan, một phần nào đó, có lẽ là mới mẻ và khác với quan điểm của Trần Trọng Kim. Đó là chưa kể ở bộ “Nho giáo Trung Quốc” này, Nguyễn Tôn Nhan đã viết đến giai đoạn cuối cùng khi Nho giáo chấm dứt nhiệm vụ lịch sử của mình (với chương “Nho giáo và thắng lợi của khoa học”).

Là một cây bút chuyên về văn học cổ điển Trung Quốc, với công trình “Nho giáo Trung Quốc” này, Nguyễn Tôn Nhan một lần nữa xác định được vị trí của mình trong giới học thuật.

Nho Giáo là một tông bản địa sản sinh ra đã vài ngàn năm trên đất Trung Quốc. Đây còn là một tôn giáo hợp nhất cao độ giữa chính trị và tông giáo thành một thể thống nhất: Hoàng đế kiêm nghiệm chức giáo hoàng, hoặc ngược lại giáo hoàng kiêm nghiệm chức hoàng đế. Thần quyền và chính quyền dung hợp với nhau làm một.

Nho giáo là tông giáo đặc hữu của Trung Hoa, hễ dân tộc nào đã sống trên vùng đất xưa cũ này, bao gồm từ tộc Hán cho đến các dân tộc thiểu số khác như Liêu, Kim, Nguyên, Tây hạ và Thanh, vương triều thời đại nào cũng coi Nho giáo là quốc giáo và Khổng Tử là giáo chủ.

Nho, Phật, Đạo là 3 tông giáo truyền thống cổ đại. Duy chỉ có Nho giáo lợi dụng kết hợp với chính trị để trở thành quốc giáo.

Để tìm hiểu sâu hơn về tông giáo này Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin cho xuất bản cuốn sách "Nho Giáo Trung Quốc". Thuận theo quá trình phát triển của Nho giáo, sách được chia làm các giai đoạn như sau:

1. Thời kỳ trước khi có Nho giáo = Trước thời Tần, Hán

2. Thời kỳ chuẩn bị của Nho giáo = Hai đời Hán (Đông và Tây Hán)

3. Thời kỳ tam giáo = Ngụy Tấn - Tùy Đường

4. Thời kỳ Nho giáo hình thành = Bắc Tống với Trương Tải và hai anh em Trình Đạo, Trình Di.

5. Thời kỳ Nho giáo hoàn thành - Nam Tống với Chu Hi

6. Thời kỳ Nho giáo ngưng kết = Minh và Thanh

 

BÁCH KHOA THƯ VĂN HÓA CỔ ĐIỂN TRUNG HOA

Dân tộc Trung Hoa có lịch sử lâu dài, trong mọi lĩnh vực, mọi thời đại phát triển của lịch sử xán lạn ấy đều có những sáng tạo, phát minh có tính dẫn đầu khai sáng được thế giới ngày nay công nhận và đã đóng góp cống hiến không nhỏ cho nền văn minh nhân loại.

Có điều cần nói rõ, dân tộc Trung Hoa là một gia đình do nhiều dân tộc anh em kết hợp thành (Hán, Mãn, Mông...). Sống chung trong một lịch sử quá lâu dài đương nhiên đôi khi có xảy ra những tranh chấp tạo thành chiến tranh, nhưng phần lớn thời gian lịch sử họ vẫn là một dân tộc đoàn kết để chống lại xâm lược từ bên ngoài, cùng dung hợp với nhau để xây dựng đất nước chung rộng lớn vào bậc nhất nhì thế giới. Nhất là, họ luôn luôn dung hợp về văn hóa, cùng sáng tạo một nền văn minh xán lạn. Nền văn hóa ấy hình thành được một truyền thống ưu mỹ từ nhiều thế hệ dung hòa với nhau và tạo thành nền văn hóa Trung Hoa, khiến nó có một đời sống tập quán và tư duy, chuẩn tắc đạo đức đặc biệt có nhiều đặc sắc khác hẳn với những dân tộc khác.

Hiểu được hoàn cảnh sản sinh ra nền văn hóa vĩ đại của dân tộc Trung Hoa tức là hiểu được cả tinh hoa tự thân nền văn hóa ấy. Và do hoàn cảnh lịch sử riêng biệt giữa Trung Hoa và Việt Nam, hiểu được tinh hoa tự thân văn hóa Trung Quốc là điều kiện cần thiết để hiểu được tinh hoa tự thân văn hóa truyền thống Việt Nam.

zalo