Đó là những điều tốt đẹp mà phần còn lại của thế giới luôn nghĩ về năm quốc gia Bắc Âu này. Nhưng có thực sự tồn tại khuôn mẫu về một cách sống tốt hơn, hay những bí quyết để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn?
Trong Những người gần như hoàn hảo, tác giả Michael Booth giải thích người Scandinavia là ai, họ khác nhau như thế nào và tại sao, cũng như nêu ra những điều kỳ quặc và yếu kém của họ. Trên hành trình ấy, một bức tranh đa sắc hơn, có thể tối màu hơn đã hiện lên và làm bừng tỉnh sự thiên lệch đậm màu hồng lạc quan trong các tin tức về khu vực Bắc Âu như ta thường biết. Đó là hành trình đi tìm sự thật về thứ phép màu mang tên Bắc Âu.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
“Một phân tích cực kỳ hài hước của Booth về Scandinavia…, mang đến một cái nhìn tổng quan toàn diện mà sắc bén về từng vùng đất được cho là may mắn này... Các chương sách thể hiện tình cảm rõ ràng của ông với vùng băng giá mà ông gọi là nhà, và dần khiến bản sắc của mỗi quốc gia ấy hiện ra rõ ràng hơn”.
The New York Times Book Review
TRÍCH ĐOẠN HAY
Hãy để tôi giải thích. Giả sử bạn không biết gì về đất nước của họ, trong vòng khoảng năm phút đầu gặp mặt một người Đan Mạch, họ sẽ thường nói điều gì đó đại loại như “Đây chỉ là một vùng đất nhỏ bé. Chúng tôi chỉ có hơn năm triệu dân một chút; tất cả chúng tôi gần như là giống nhau”. Họ có thể sẽ nói
thêm rằng đất nước mình không có những dãy núi hay những thác nước, và bạn có thể đi dọc đất nước bằng xe ô tô trong vòng bốn giờ đồng hồ. Nhưng một lúc sau – có thể mất từ năm phút đến một năm, phụ thuộc vào người Đan Mạch mà bạn đang tiếp
xúc – bạn sẽ bắt đầu phát hiện ra một niềm kiêu hãnh sắt đá ẩn dưới vẻ khiêm tốn ngượng ngùng bên ngoài đó. Đó là khi họ có thể thoải mái nhắc đến ngành công nghiệp động cơ gió dẫn đầu thế giới, tình trạng không có nghèo đói ở Đan Mạch, hệ thống
giáo dục và y tế miễn phí, cũng như những phúc lợi hào phóng. Họ sẽ cho bạn biết họ là những con người đáng tin cậy và bình đẳng trên thế giới như thế nào, và họ có nhà hàng tốt nhất trên thế giới ra sao, và vâng, người Viking cũng có thể xuất hiện một cách bất ngờ.
Một ví dụ tốt về điều này là lượng tin tức của Đan Mạch. Nói chung, không có nhiều chuyện xảy ra ở Đan Mạch, nhưng điều này không ngăn cản các biên tập viên tin tức đặt bất cứ điều gì đã xảy ra ở Đan Mạch lên hàng đầu trong chương trình nghị sự, bất kể các sự kiện [đang diễn ra] ở đâu trên thế giới. Tôi đã từng rất tức giận vì tin tức trên đài phát thanh quốc gia, trong bối cảnh hậu thiên tai sóng
thần tại Nhật Bản và vào lúc cuộc Nội chiến Libya bắt đầu, đã đưa tin với một câu chuyện chính là về việc một số người thuê nhà ở có thể không biết rằng bảo hiểm tài sản cho căn nhà của họ có thể hỗ trợ họ chống lại giá thuê cao, đến mức tôi gọi cho biên tập viên tin tức để hỏi họ đang nghĩ gì. “Chà, chúng tôi không nghĩ rằng có điều gì mới để nói thêm về Libya”, anh ta nói với tôi, có một chút xấu hổ.
Đây là những quy định trong Luật Jante, những chuẩn mực xã hội mà mọi người nên nhận thức rõ ràng nếu có kế hoạch chuyển đến Bắc Âu:
• Đừng nghĩ rằng bạn đặc biệt.
• Đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác.
• Đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác.
• Đừng tưởng tượng về bản thân tốt hơn mọi người.
• Đừng nghĩ rằng bạn biết hơn mọi người.
• Đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác.
• Đừng nghĩ rằng bạn đã giỏi bất cứ điều gì.
• Đừng cười nhạo người khác.
• Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn.
• Đừng nghĩ rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
Hãy bắt đầu cùng với hygge, bởi vì người Đan Mạch coi trọng nó hơn cả long diên hương và ma thuật. Trong khi đúng là bạn có thể đơn giản thay thế từ “cosy” (ấm cúng) cho hygge1 – “Không phải chúng ta đã có một khoảng thời gian hyggelig ở
quán rượu ngày hôm qua sao?” “Những ngọn nến đó không phải rất hyggelig sao?” v.v. – thì từ phiên dịch sát nghĩa nhất có trong tiếng Anh vẫn không thể bao trùm toàn bộ ý nghĩa của từ ngữ này. Và rồi chúng ta có từ uhyggelig, không như bạn suy đoán, nó không có nghĩa là un-hyggelig (không ấm cúng) (nếu bạn muốn……. Tương tự, nhà nhân học người Anh Richard Jenkins cũng đã miêu tả hygge như một “quy chuẩn đến mức cưỡng chế”. (từ tr.145-148)
Nhìn bề ngoài, người Đan Mạch ít hạnh phúc hơn đáng kể so với hầu hết chúng ta, nhưng, khi được hỏi, họ vẫn khăng khăng rằng mình là những người hạnh phúc nhất trong tất cả. Điều gì đã dẫn đến việc đó? Liệu người Đan Mạch có thật sự hạnh phúc như những gì họ nói? Hay đây là vùng đất của 12 triệu kẻ dối trá? Câu trả lời rõ ràng cho điều này là “Định nghĩa hạnh phúc”. Nếu chúng ta nói đến việc tận hưởng cuộc sống bằng cách đội những chiếc mũ rộng vành, vui vẻ, cùng những chiếc ô trang trí trên những ly cocktail, thì người Đan Mạch không đạt điểm số cao, nhưng tôi ngờ rằng họ thậm chí không đưa quan điểm của mình đi xa đến vậy. Nhưng nếu chúng ta đang nói đến khía cạnh cảm thấy hài lòng với tình trạng của bản thân, hoặc (tự) thỏa mãn, thì người Đan Mạch thực sự thể hiện được một điều thuyết phục hơn. Sau nhiều năm, tôi đã hỏi nhiều người Đan Mạch về những cuộc khảo sát hạnh phúc này – liệu rằng họ có thật sự tin tưởng mình là những người hạnh phúc nhất trên thế giới – và tôi vẫn
chưa gặp được bất kỳ ai trong số họ nghiêm túc tin tưởng điều đó là đúng. Họ trân trọng sự ổn định của hệ thống phúc lợi, cách vận hành hiệu quả của hầu hết mọi thứ trên đất nước, và tất cả những khoảng thời gian rảnh rỗi của mình, và họ tự hào về sự
thành công gần đây trên quy mô quốc tế của những chương trình truyền hình đã được xuất khẩu, nhưng họ có xu hướng tiếp cận chủ đề về sự hạnh phúc được tán dương hết lời giống như nạn nhân của một trò đùa đang chờ đợi khám phá xem ai là thủ phạm.
Mặt khác, cũng chính những người Đan Mạch này thường nhanh chóng phản bác lại bất kỳ lời phê phán nào về đất nước của họ – về trường học, bệnh viện, giao thông, thời tiết, mức thuế, chính trị gia, gu âm nhạc, phong cảnh nhàm chán, v.v. – với một lời đáp đơn giản, và ở một chừng mực nào đó, không thể tranh cãi: “Được thôi, nếu điều đó là đúng, tại sao chúng tôi lại là những con người hạnh phúc nhất trên thế giới?” (điều này thường được đi kèm theo những bàn tay mở hướng lên trên và một nụ cười tự mãn.) Vì vậy tôi đoán rằng sự tranh luận về hạnh phúc đôi khi cũng có ích. (tr. 167)
“Anh biết đấy, tôi sẽ không tin tưởng người Thụy Điển, và tôi cũng sẽ không tin tưởng người Iceland, nhưng anh luôn luôn có thể tin tưởng người Phần Lan”, Schatz nói với tôi khi chúng tôi ngồi ăn thịt tuần lộc trong một nhà hàng truyền thống ở ngay
phía bên kia nhà thờ. “Nếu anh đang níu lấy sợi dây cuối cùng bên bờ vực, anh sẽ muốn người tiếp theo đến gần là người Phần Lan. Nếu một người Phần Lan nói với anh rằng họ sẽ mang củi đến cho anh vào thứ Sáu, anh có thể cược trăm phầm trăm rằng
bó củi sẽ xuất hiện vào đúng thứ Sáu bởi vì, 50 năm trước đây, nếu không có củi, anh có thể sẽ chết. Thử phạm sai lầm gì đó trên đất nước này xem, và tất cả mọi người sẽ biết anh vừa làm hỏng việc”. Theo như Schatz, thái độ “có thể làm thì sẽ làm” của người Phần Lan được thể hiện trong ngôn ngữ của họ: “Anh biết đấy, không có thì tương lai trong tiếng Phần Lan. Trong tiếng Anh hoặc tiếng Đức anh có thể nói, ‘Tôi sẽ làm điều này hoặc điều kia’, hay ‘Tôi lẽ ra nên làm điều đó’, nhưng một người Phần Lan
sẽ nói, ‘Làm sao anh có thể tin tưởng những con người nói về tương lai theo những cách khác nhau chứ?’ Hoặc là bạn làm, và coi việc đó như đã hoàn thành, hoặc là không”. Danh từ trong tiếng Phần Lan không có giới tính, thực ra là từ chỉ người không có giới tính – từ vựng chỉ “anh ấy” và “cô ấy” giống nhau, đều là danh từ giống đực hän. Một người bạn Phần Lan nói với tôi rằng, càng ngày, người Phần Lan càng thường xuyên sử dụng từ “nó” để gọi tất cả mọi thứ: “Nó sẽ kết hôn vào buổi sáng”, “Nó đã uống rượu vodka từ bữa sáng đến giờ”, tương tự như vậy. Trong tiếng Phần Lan không có giới từ cũng như mạo từ xác định và không xác định: “một quyển sách”, “quyển sách đó” và “sách”, tất cả đều là “sách”, hay kirja. (Nghe nói, người Phần Lan có 14 hậu tố, nên có lẽ không phải tất cả đều đơn giản.)
Một người phụ nữ tôi gặp ở Helsinki, đã làm
việc tại Bộ Ngoại giao Phần Lan và đang giúp đỡ tôi kết nối với một vài người, giãi bày rằng cô ấy có thể nói “Tôi yêu bạn” bằng những ngôn ngữ khác, nhưng nói bằng tiếng Phần Lan khó hơn bởi vì nó dường như chứa đựng nhiều sức nặng hơn hẳn. Người vợ Đan Mạch của tôi đã nói câu gì đó tương tự với tôi (ít nhất, đó là lời biện minh của cô ấy). Trong khi đó, nhà dân tộc học Thụy Điển, Åke Daun, đã viết rằng với người Thụy Điển, “Tôi yêu bạn” nghe có vẻ lãng mạn giả tạo, như từ một cuốn tiểu thuyết tình cảm rẻ tiền vậy. Từ “yêu” chỉ là không được trao đổi qua lại giữa những người Bắc Âu một cách dễ dàng như ở Mỹ, ví dụ vậy, nơi mà việc thể hiện tình yêu của mình với cách một người khác
vuốt tóc, hay một công thức làm bánh nướng xốp, là hoàn toàn tự nhiên.
“Ở Phần Lan họ thể hiện tình cảm theo những cách khác. Ở đây, một người chồng có thể bày tỏ bằng cách sửa máy giặt”, Schatz nói. “Phải mất chút thời gian để hiểu và yêu quý người Phần Lan. Những ấn tượng đầu tiên là họ rất cứng nhắc trừ khi bạn đưa cho họ đồ uống có cồn và rồi họ sẽ trở nên rất nóng bỏng hoặc rất bạo lực. Nhưng khi tôi đến đây, tôi mới 25 tuổi nên điều đó hoàn toàn ổn với tôi”.
Theo Hall, một nền văn hóa “giàu ngữ cảnh” là nơi mọi người cùng chia sẻ những kỳ vọng, trải nghiệm, nền tảng, và kể cả gen di truyền giống nhau. Những con người như vậy cần đến ít sự giao tiếp bằng lời vì họ đã biết rất nhiều về nhau và những hoàn cảnh mà họ thường gặp. Trong nền văn hóa giàu ngữ cảnh, từ ngữ mang nặng ý nghĩa hơn, nhưng không cần đến nhiều lời nói. Trong một nền văn hóa nghèo ngữ cảnh, như London, nơi tồn tại hàng trăm quốc tịch, chủng tộc và tín ngưỡng khác nhau, họ cần giao tiếp bằng lời nhiều hơn để đảm bảo rằng mọi người hiểu được nhau. Càng ít điểm chung, càng ít sự mặc định ngầm được đưa ra, càng nhiều khoảng cách cần được lấp đầy. Ta có thể nói như thế về tất cả các quốc gia Bắc Âu, ở các mức độ khác nhau. Họ đều là những người tương đối đồng nhất và vì vậy nên giàu ngữ cảnh. Nhà nhân học xã hội người Na Uy Tord Larsen đã phát hiện ra một hiện tượng tương đồng ở Na
Uy, nơi mà vì mọi người đại thể đều giống nhau, nên “những nghịch lý và sự bất ngờ hiếm khi xảy ra”. Trong những xã hội giàu ngữ cảnh như Phần Lan và Na Uy, nhìn chung khá dễ dàng để dự đoán kiểu người mà bạn đang đối diện, họ đang nghĩ gì,
họ sẽ hành động và phản ứng như thế nào. Người Phần Lan gần như không cần phải nói chuyện với nhau. “Những mẩu hội thoại ngắn của người Phần Lan rất tối giản xét trên phương diện giao tiếp, nhưng có thể truyền tải lượng thông tin bằng với một cuộc đối thoại kéo dài hai phút”, Roman Schatz đồng thuận. “Bạn có thể ngồi im lặng cùng một
người Phần Lan trong vài phút và đột nhiên họ sẽ nói ‘Đưa tôi ly cà phê’, và bạn nghĩ rằng ‘Ồ, thẳng thừng ghê’, nhưng đó là vì chúng ta là bạn, chúng ta không cần nói ra mọi điều như người Anh, với những kiểu cách như ‘Hết sức phiền anh…’ và ‘Tôi thực sự vô cùng cảm ơn’”.
Một lần, khi bay ngang qua đất nước, tôi nhìn xuống Phần Lan đang chạy qua bên dưới. Tôi đã rất ấn tượng vì, mặc dù giữa sự hoang dã rừng rú của nó (75% Phần Lan là rừng núi hoang dã, thêm 10% khác là những hồ nước băng giá), thỉnh thoảng tôi vẫn phát hiện ra một tia sáng mặt trời phản chiếu từ
chiếc cửa sổ Velux của một ngôi nhà biệt lập, hay làn khói thoát lên từ một nhà tắm hơi, rõ ràng là cách rất xa sự văn minh. “Người Phần Lan thật bình an”, tôi tự nhủ, cảm thấy thoải mái một cách lạ kỳ bởi suy nghĩ đó, “khi không phải ở gần người hàng xóm nào”. Sự trầm lặng của người Phần Lan cũng có thể được hiểu là sự ngượng ngùng. Tiếng Phần Lan của từ ngượng ngùng, ujo, không mang ý tiêu cực như trong tiếng Anh, cũng tương tự như những từ vựng để chỉ “ngượng ngùng” trong các ngôn ngữ
vùng Bắc Âu khác. Ở khu vực này của thế giới, nơi sự khiêm tốn và bình đẳng rất được coi trọng, sự ngượng ngùng không bị coi là một bất lợi xã hội, mà thường được coi là phẩm chất thể hiện đức tính khiêm tốn, kiềm chế, sự sẵn lòng lắng nghe người khác.
Khía cạnh ấn tượng nhất trong sự thể hiện của người Phần Lan, trên cả sự xuất sắc tổng thể, toàn diện, là việc thành công của họ được trải đều trong tất cả các trường học: đó là đất nước có mức độ chênh lệch trong hiệu quả giữa các trường học nhỏ nhất: chỉ có 4% khác biệt trong kết quả giữa trường tốt nhất và trường tệ nhất. Những đất nước thành công khác – những đất nước khắt khe như Singapore, Đài Loan và Hồng Kông – tuyển chọn tốp sinh viên có kết quả xuất sắc nhất vào những trường chuyên đặc biệt; mức độ chênh lệch trong một trường học thì thấp, nhưng khi bạn so sánh kết quả giữa các trường với nhau, đặc biệt ở các khu vực khác nhau của đất nước, sự khác biệt là rất lớn. Tuy nhiên, ở Phần Lan, không quan trọng là bạn đi học ở một vùng xa xôi thuộc Lapland hay ở một khu ngoại ô Helsinki,
kết quả của con bạn vẫn được duy trì bất biến.
Điều này dường như không quan trọng, nhưng trong một khảo sát gần đây bởi Gallup về sự di cư trong nước, người Phần Lan xếp thứ ba, sau New Zealand và Mỹ, như những người có khả năng di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác trong
khoảng thời gian năm năm cao nhất. Scheinin vì vậy tin tưởng rằng sự bình đẳng giữa các trường học trong nước có vai trò quan trọng. “Cứ mỗi 100 học sinh thì sẽ có vài đứa trẻ chuyển lớp, và nếu bạn cộng lại qua chín năm học, số đó sẽ chiếm một tỉ lệ đáng kể. Nếu cuối cùng môn toán của bạn lại có một lỗ hổng lớn [hậu quả của việc chuyển trường], bạn sẽ gặp phải rắc rối lớn”. Ông nói rằng bí quyết nằm ở chương trình học nhất quán, được thực hiện chặt chẽ, nơi những đứa trẻ bị tụt lại được phụ đạo một-một (khoảng một phần ba học sinh Phần Lan nhận được sự hỗ trợ này mỗi năm). Quan trọng không kém là sự quan tâm và nguồn lực dành cho những người làm công tác giáo dục. “Chúng tôi có số lượng khoa đào tạo giáo viên nhiều đến mức lố bịch ở khắp mọi nơi”,
như Scheinin nói. Ở Phần Lan, giảng dạy được coi là một nghề đáng kính trọng kể từ những ngày đầu tiên xây dựng hệ thống giáo dục đất nước trong nửa sau của thế kỷ 19, vì giáo viên đóng vai trò then chốt trong sự xuất hiện của đất nước với tư cách là
một quốc gia độc lập. Gần như không thể tưởng tượng nổi một bối cảnh như vậy khi tôi nhớ lại đám người tâm thần và quái dị đã dẫn dắt việc giáo dục của bản thân tôi, nhưng Phần Lan là một đất nước mà giáo viên từ lâu đã là những người anh hùng dân
tộc, đứng đầu trong việc định hình và phổ biến hình ảnh tự họa thịnh vượng của đất nước họ. Họ không khác gì những chiến binh đấu tranh cho sự tự do tri thức của đất nước. “Hồi đó việc quan trọng là xây dựng tư tưởng, xây dựng nhận diện, vì vậy họ đã tuyển dụng những giáo viên có thể tiên phong, để mang ngọn đuốc vào đất nước, vì vậy xét khía cạnh đó thì giảng dạy luôn có một niềm vinh quang nhất định”, Scheinin nói. Trước đó, giáo dục Phần Lan về cơ bản là giảng dạy những kỹ năng sống còn, mọi thứ từ nghề mộc đến khâu vá. Giáo viên đã được biết đến là “ngọn nến của nhân dân”, thắp sáng con đường dẫn đến sự tự tín nhiệm của Phần Lan. Giáo viên vẫn là một nghề nghiệp hấp dẫn. Hơn một phần tư số sinh viên Phần Lan tốt nghiệp coi giáo viên là lựa chọn hàng đầu. Không giống như ở Mỹ hay Anh, nơi mà những ứng viên ứng tuyển đào tạo giáo viên bị cho là những trí thức nửa mùa, thì ở Phần Lan, nghề sư phạm thu hút các sinh viên sáng giá nhất.
Ở Phần Lan, các khóa đào tạo giáo viên có thể khó hơn cả các khóa học luật hay y. Chúng thường xuyên bị đăng ký quá mức với hệ số mười, đôi khi nhiều hơn. Ở Đại học Helsinki hai năm trước đây, có 2.400 sinh viên ứng tuyển vào 120 vị trí trong chương trình thạc sĩ. Kể từ năm 1970, toàn bộ giáo viên Phần Lan đã được yêu cầu học đến bậc thạc sĩ với sự hỗ trợ của chính phủ. “Tất cả các giáo viên Phần Lan đều tiếp cận việc đào tạo của họ dựa trên sự nghiên cứu. Họ không chỉ được dạy cách giảng dạy, họ được dạy cách suy nghĩ phản biện về những điều mình làm”, Scheinin nói.
Lagom là một mật mã quan trọngkhác của người Thụy Điển. Nó có nghĩa là “khiêm tốn”, “biết
điều”, “công bằng”, “hành động theo thói thường”, “lý trí”. Mặcdù rõ ràng nó hợp với học thuyết chủ nghĩa Luther, từ nguyêngốc của nó được cho là bắt nguồn từ lâu trước đó, từ nhữngngười Viking. Truyền thuyết kể rằng khi họ chia nhau một chiếc
sừng đựng rượu mật ong xung quanh lửa trại, những con ngườiViking lịch thiệp, biết quan tâm và chia sẻ đó luôn ghi nhớ đểkhông uống quá nhiều trước khi chuyển cốc sang cho ngườihàng xóm (sau đó ra ngoài và sửng cồ lên với bất kỳ ai). Laget om được dịch nôm na là “chuyền tay nhau”; theo thời gian nó đượccho là đã biến đổi thành lagom, ngày nay ngụ ý về một sự chừngmực tập thể, tự áp đặt.