Phát Triển Giao Tiếp Cử Chỉ - Cho Trẻ Có Rối Loạn Phổ Tự Kỷ - Tài Liệu Dành Cho Phụ Huynh Và Nhà Chuyên Môn

116.000₫ 145.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 300 sản phẩm

Tác giả: BS. Phan Thiệu Xuân Giang, Ths. Nguyễn Thị Thu

Hình thức: Bìa mềm, 13 x 20 cm, 127 trang

Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ Việt Nam

Phát Triển Giao Tiếp Cử Chỉ - Cho Trẻ Có Rối Loạn Phổ Tự Kỷ - Tài Liệu Dành Cho Phụ Huynh Và Nhà Chuyên Môn - BS. Phan Thiệu Xuân Giang, Ths. Nguyễn Thị Thu

Giao tiếp là chức năng giúp con người truyền đạt được ý muốn, hiểu được người khác và giúp duy trì mối quan hệ xã hội. Chức năng giao tiếp phát triển rất sớm ngay từ những tháng đầu đời, ở giai đoạn này mặc dù trẻ chưa biết nói nhưng các đáp ứng không lời nói như mỉm cười, xoay đầu về phía âm thanh, đập tay chân, liếc mắt…đều thể hiện việc giao tiếp sớm. Mặc dù ngôn ngữ là công cụ quan trọng trong giao tiếp nhưng các tín hiệu không lời nói như cử chỉ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy rằng: Trẻ có phát triển cử chỉ sớm như đập tay hay vỗ tay theo nhịp cùng với việc tạo âm bập bẹ thì có sự phát triển ngôn ngữ lời sớm hơn so với trẻ không có sự phát triển cử chỉ sớm. Cử chỉ và lời nói được phối hợp đồng bộ làm cho qu á trình giao tiếp trở nên phong phú, sống động, truyền đạt nhiều cảm xúc, thu hút sự quan tâm/chú ý của người nghe và làm cho thông tin được truyền tải trở nên dễ hiểu hơn.Các cử chỉ như ánh mắt, nét mặt, vận động tay… đóng vai trò như chất keo giúp gắn kết trong giao tiếp xã hội hơn là chỉ có lời nói.

Trong nghiên cứu về giao tiếp qua cử chỉ, hai tác giả đã công bố phát hiện rất quan trọng: Những trẻ có cha mẹ thường xuyên sử dụng cử chỉ và được dạy sử dụng cử chỉ sẽ có khả năng học từ vựng tốt hơn cũng như sử dụng nhiều cử chỉ hơn so với những trẻ được cha mẹ khuyến khích chỉ sử dụng từ hoặc không được dạy sử dụng cử chỉ.

Mặc dù khái niệm và vai trò quan trọng của giao tiếp bằng cử chỉ đã được nói đến từ rất lâu nhưng từ thực tiễn nghề nghiệp, chúng tôi đã thấy rằng, phụ huynh và đôi khi cả những nhà chuyên môn cũng bỏ qua mục tiêu xây dựng kỹ năng hiểu và giao tiếp bằng cử chỉ cho trẻ mà thường tập trung ngay vào việc phát triển lời nói. Lời nói là phương tiện quan trọng trong giao tiếp nhưng nếu bỏ qua việc phát triển kỹ năng giao tiếp bằng cử chỉ sẽ khiến cho trẻ, đặc biệt là trẻ có khó khăn về giao tiếp như trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, trẻ khuyết tật trí tuệ… không được hỗ trợ để phát triển được một kỹ năng giao tiếp đầy đủ nhất. Sự thiếu hụt kỹ năng này cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho việc giao tiếp của trẻ ở trường khi trẻ bước vào giai đoạn học đường. Với mong muốn giúp cho phụ huynh hiểu như thế nào là giao tiếp qua cử chỉ và cách thức hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng này, chúng tôi đã quyết định viết cuốn sách “Hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp qua cử chỉ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và trẻ có các vấn đề liên quan”nhằm giúp quý vị hiểu về cử chỉ là gì, chức năng của các vùng não có liên quan, vai trò của cử chỉ và những kỹ thuật giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng cử chỉ, xây dựng kỹ năng giao tiếp có sự phối hợp đồng bộ giữa cử chỉ với lời nói.

Sách Phát Triển Giao Tiếp Cử Chỉ - Cho Trẻ Có Rối Loạn Phổ Tự Kỷ - Tài Liệu Dành Cho Phụ Huynh Và Nhà Chuyên Môn của bác sĩ BS. Phan Thiệu Xuân Giang, Ths. Nguyễn Thị Thu

zalo