Có ruốc là bữa cơm gia đình bỗng rộn vui. Giọng cười nói xen lẫn tiếng bánh tráng được bẻ, nghe rôm rả hết sức và cũng đầy chấ âm nhạc chứ bộ. Hết mùa ruốc, mâm cơm sẽ có các thứ đồ biển đồ đồng khác thế vào. Nhưng ăn miếng thịt gà thịt heo, nhai miếng cá hố chiên, con cá lúi kho nghệ tươ vẫn da diết một nỗi nhớ ruốc. Nỗi nhớ không bộp chộp nông nổi mà đằm thắm dịu êm, để rồi thầm nghĩ. Ước gì Giêng Hai đừng theo bước chân thời gian mà vút qua để cho ruốc còn được nấn níu ở lạ
(Trích Giêng Hai níu ruốc)
"Tôi là người đầu tiên trong gia đình mình biết ăn các món của người miền Trung. Chắc cũng do cái tật ưa lê la nơi này chỗ nọ, rồi cái tính ham hỏi muốn nghe, và cái miệng lại thích thử ưng nếm. Nhưng trước khi lập gia đình, có vẻ như hết thảy những điều đó chỉ sượt qua tôi, hoặc có lưu giữ lại thì cũng không trọn vị bằng khi được làm dâu Bình Định.
Ý nghĩ không có được một tập sách này thế này trong cả một chặng đường viết văn và làm báo của mình, tôi như không phải với má, tôi như thiếu sót với gia đình và họ hàng phía chồng tôi, những người mà tôi đã coi như máu thịt của mình, và cả bạn bè vốn cận kề tôi hồi giờ. Bình Định - tôi đã coi như quê nhà."
,,, "Thương quá nục ởi!" được gom góp và chọn lựa từ rất nhiều bài viết đã xuất hiện trên các trang báo suốt thời gian qua, cũng như ghi lại để ghi dấu 35 năm tác giả làm dâu Bình Định.