Từ vùng Indrapura, Amaravati đến Vijaya (thế kỷ II – XV) “Cuốn sách tiếp cận vương quốc Champa theo lý thuyết mandala với nhiều tiểu quốc hợp thành, có khi độc lập, có khi tách rời, chứ không phải là vương quốc thống nhất, trung ương, tập quyền như thể chế của Đại Việt và Trung Hoa.
Theo đó, vương quốc Champa được liên kết với nhau bởi nhiều tiểu quốc như Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga, đứng đầu là vua liên bang, bia ký Champa gọi là “Raja-Raja” hoặc “Pu Po Tanah Raya” (vua của vua hoặc hoàng đế) và đứng đầu tiểu vương quốc là Putao/patao (vua).
Các tiểu vương quốc Champa có lúc liên kết nhưng cũng có lúc muốn ly khai. Điển hình, tiểu quốc Vijaya phía Bắc Champa là mạnh nhất, là trung tâm liên kết của các tiểu quốc; còn Panduranga ở phía Nam hay đòi ly khai, độc lập.
Tuy nhiên, các tiểu quốc phía Bắc Champa chỉ tồn tại từ thế kỷ II (tính từ bia Võ Cạnh – Nha Trang) và kết thúc khi thủ đô Vijaya (thành Đồ Bàn – Bình Định) bị sụp đổ vào năm 1471. Các tiểu quốc phía Bắc Champa ảnh hưởng văn minh Ấn Độ (Ấn Độ giáo – Phật giáo), yếu tố Bàlamôn giáo và Islam giáo mờ nhạt nên có sự khác biệt với nền văn minh Panduranga – phía Nam Champa.
Để làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, cuốn sách Văn hóa – Lịch sử Champa (Tập I) tập hợp lại nhiều nguồn tài liệu khác nhau một cách có hệ thống, giúp độc giả hiểu thêm về nền văn minh phía Bắc Champa – những gì còn sót lại sau một thời vàng son rực rỡ rồi suy tàn vào thế kỷ XV. Sách này cũng giải đáp một số vấn đề về hậu lịch sử Champa như tù binh Champa ở phía Bắc; vấn đề công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân; hiện tượng Chế Bồng Nga; dòng họ Chế, họ Trà ở miền Trung; tín ngưỡng thờ mẫu; vũ khí, phương tiện, chiến thuật và văn hóa chiến tranh của Champa – Đại Việt cũng như người Chăm ở đảo Hải Nam (Tru.ng Qu.ố.c) và Nh.ật B.ả.n”.
***
VĂN HOÁ LỊCH SỬ CHAM PA (trọn bộ 4 tập)
– Văn hóa – Lịch sử Champa, Tập I: Từ vùng Indrapura, Amaravati đến Vijaya;
– Văn hóa – Lịch sử Champa, Tập II: Vùng Panduranga và Sự kiến tạo bản sắc;
– Văn hóa – Lịch sử Champa, Tập III: Mối quan hệ giữa Champa và Thế giới Mã Lai;
– Văn hóa – Lịch sử Champa, Tập IV: Cộng đồng Chăm Islam ở Nam Bộ: Di cư, Hồi hương và Sự kiến tạo bản