Ngày nay, người ta ít nói về phẩm hạnh. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn cần đến phẩm hạnh hay cho phép mình bỏ qua các phẩm hạnh. Spinoza từng nói, truyền dạy phẩm hạnh tốt hơn là lên án thói hư tật xấu: niềm vui tốt hơn nỗi buồn, ngưỡng mộ tốt hơn khinh thị, gương sáng tốt hơn điều xấu hổ.
Vấn đề không phải đưa ra các bài học đạo đức mà là giúp cho mỗi chúng ta trở thành người thầy của riêng mình và là thẩm phán duy nhất của mình. Nhằm mục đích gì? Để nhân đạo hơn, mạnh mẽ hơn, dịu dàng hơn. Phẩm hạnh là uy lực, là tinh túy, là sự đòi hỏi cao. Phẩm hạnh là những giá trị tinh thần của chúng ta, những giá trị đã được hóa thân và trải nghiệm qua hành động: những giá trị vừa nhiều như những hạn chế mà chúng ta phải đấu tranh hay uốn nắn, vừa đặc biệt như mỗi cá nhân chúng ta. Không có cái Thiện tự thân: điều tốt không tồn tại mà phải làm điều tốt, đó gọi là phẩm hạnh. Đối tượng của chuyên luận này chính là các phẩm hạnh ấy: 18 mục bàn về 18 phẩm hạnh, từ lễ phép đến tình yêu, những phẩm hạnh mà chúng ta thiếu (nhưng không thiếu hoàn toàn, bởi nếu thiếu hoàn toàn thì làm sao chúng ta có thể suy nghĩ về chúng), những phẩm hạnh soi rọi cho chúng ta.”
Cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm, thạc sĩ triết học. Andre Comte-Sponville giảng dạy tại trường Đại học Paris 1 (Panthéon-Sorbonne). Ông có hai tác phẩm khác được PUF xuất bản là Luận về thất vọng và thanh thản và Từ điển triết học.