Combo (2 cuốn sách) Người Chăm Xưa Và Nay - Người Việt Nam Với Đạo Giáo (Nguyễn Duy Hinh)

440.000₫ 549.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 200 sản phẩm

Tác giả: Nguyễn Duy Hinh

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: Năm 2024

Combo (2 cuốn sách) Người Chăm Xưa Và Nay - Người Việt Nam Với Đạo Giáo (Nguyễn Duy Hinh)

Combo sách gồm 2 cuốn của tác giả Nguyễn Duy Hinh

1.  Người Chăm Xưa Và Nay

Tác giả: Nguyễn Duy Hinh

Ngày xuất bản: 12 - 2024

Kích thước: 16 x 24 cm

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thuận Hóa

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 512

Người Chăm là một dân tộc có sự hình thành và phát triển lâu đời, theo sử liệu bia ký cuối thế kỷ thứ II (SCN) Vương quốc Champa đã hình thành, phát triển và tồn đến năm 1832. Người Chăm thuộc chủng tộc Nam Á, thuộc hệ ngôn ngữ Malayo-Polinesien có tiếng nói gần giống các dân tộc phía Tây Trường Sơn như Raglai, Churu, Rade. Người Chăm có chữ viết riêng, họ dựa vào chữ Sanskit (Phạn ngữ) cải biên thành chữ Chăm Akhar tharh tồn tại đến ngày hôm nay.

Mối quan hệ Việt-Chăm trong lịch sử thể hiện rõ nét qua quan hệ văn hóa Sa Huỳnh với văn hóa Đông Sơn. Tác giả mang trong mình dòng máu Việt-Chăm đã đi điền dã nhiều nơi để tìm hiểu và làm sáng rõ hơn mối quan hệ Việt-Chăm từ thời xa xưa thông qua các thư tịch, khảo cổ, dân tộc học; đồng thời phản bác nhiều luận điểm sai trái của một số nhà nghiên cứu nước ngoài về những xung đột giữa hai bên thời kỳ trung cận đại.

2. Người Việt Nam Với Đạo Giáo

  • Tác giả: Nguyễn Duy Hinh

  • Ngày xuất bản: 12 - 2024

  • Kích thước: 16 x 24 cm

  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thuận Hóa

  • Số trang: 487

"Người Việt Nam với Đạo giáo" của tác giả Nguyễn Duy Hinh là một công trình nghiên cứu đặc biệt về dấu ấn Đạo giáo trong văn hóa Việt Nam. Ban đầu với mong muốn viết về "Đạo giáo Việt Nam", nhưng trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy rằng nên gọi tên tác phẩm là "Người Việt Nam với Đạo giáo", nhằm truyền tải chính xác hơn mối quan hệ đặc biệt giữa Đạo giáo và văn hóa Việt.

Cuốn sách gồm hai chương chính:

  • Chương I bàn về nguồn gốc và bản chất của Đạo giáo tại Trung Quốc;

  • Chương II khám phá hành trình truyền bá và sự phát triển của Đạo giáo tại Việt Nam, từ khi du nhập đến thời Lý, Trần, Lê và Nguyễn.

Tác phẩm cũng phân tích cách Đạo giáo hoà quyện với Phật giáo, Khổng giáo để tạo thành một hình thái "tam giáo đồng nguyên" đặc trưng của Việt Nam, dẫn đến sự mai một của Đạo giáo như một tôn giáo độc lập. Mặc dù không có tổ chức Đạo giáo chính thức tại Việt Nam ngày nay, tác giả chỉ ra rằng dấu ấn của Đạo giáo vẫn hiện diện trong văn hóa dân gian và tín ngưỡng của người Việt.

Với lối viết tinh tế và am hiểu sâu sắc, Nguyễn Duy Hinh đã khơi mở một mảng kiến thức phong phú về Đạo giáo - một khía cạnh ít được nghiên cứu sâu ở Việt Nam. Tác phẩm không chỉ là viên gạch đầu tiên giúp độc giả hiểu về Đạo giáo mà còn là một lời nhắn gửi để các thế hệ sau tiếp tục khám phá, làm phong phú thêm nghiên cứu về tôn giáo và bản sắc dân tộc.

Combo (2 cuốn sách) Người Chăm Xưa Và Nay - Người Việt Nam Với Đạo Giáo (Nguyễn Duy Hinh)

zalo