Combo (2 Cuốn Sách) Nhà Nước Thế Tục - Lý Luận, Thực Tiễn Về Nhà Nư...
Còn hàng
Combo (2 Cuốn Sách) Nhà Nước Thế Tục - Lý Luận, Thực Tiễn Về Nhà Nước Thế Tục Trên Thế Giới Và Một Số Gợi Mở Cho Việt Nam - Đậu Công Hiệp, Đỗ Quang Hưng
“Xã hội thế tục là một xã hội mà nhà nước không yêu cầu tán thành bất kỳ một giáo lý cụ thể nào hoặc những dạng thức công khai nào đó của hành vi tôn giáo như một điều kiện cho việc tuyên bố đầy đủ quyền công dân” (D.Mumby, 1963). Ngày nay, tuyệt đại đa số các nhà nước trên thế giói đã thực hiện nguyên lý này và tìm kiếm cho mình một mô hình nhà nước thế tục thích hợp để giải quyết cơ bản vấn đề quan hệ nhà nước - tôn giáo. Nhà nước - tôn giáo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những công dân thuộc về nhóm tôn giáo đồng thời là thành viên của xã hội thế tục và chính sự giao thoa này đã đặt ra nhiều vấn đề, biểu hiện qua nhiều thế kỷ cạnh tranh gay gắt giữa thần quyền và thế quyền. Niềm tin tôn giáo hàm chứa cả những ngụ ý xã hội và đạo đức, vì thế các tín đồ luôn thể hiện niềm tin tôn giáo của mình qua hoạt động của công dân trong hệ thống chính trị. Tôn giáo, tín ngưỡng với tư cách là một thực tại xã hội, luôn có tác động thuận hoặc nghịch đến sự phát triển và quản lý xã hội. Thực tiễn đời sống tôn giáo của các quốc gia trong thế giới đương đại đòi hỏi nhà nước thế tục nào cũng đều phải xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo.
Là một nước phương Đông, xét về lịch sử quan hệ truyền thống giữa nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam thì nhà nước thường dựa trên nền tảng tôn giáo, sử dụng tôn giáo như một công cụ chính trị tư tưởng, văn hóa, đạo đức để xây dựng đất nước. Tất nhiên, có những giai đoạn lịch sử, yếu tố tôn giáo đã trở thành nguyên nhân của sự chia rẽ, xung đột, đặc biệt từ giữa thế kỷ XIX, khi làn sóng của chủ nghĩa thực dân lan đến Việt Nam, nhưng về cơ bản, sự hòa đồng tôn giáo, sự hòa hợp giữa tôn giáo và dân tộc vẫn giữ cung bậc chủ đạo.
Mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, đặt nền móng từ năm 1955, đã trải qua biết bao giai đoạn chiến tranh và cách mạng, gắn liền với sự phát triển của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập quôc tế. Mô hình nhà nước thế tục đa nguyên hài hòa và hợp tác ấy đến nay đã tỏ ra thích hợp, đã và đang phát huy vai trò to lớn trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Kết quả đó có được là nhờ sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo cũng như sự đổi mới trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam đang ngày một hoàn thiện, tỏ ra là công cụ hữu hiệu nhất giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo, phù hợp với các công ước và truyền thông quốc tế.
Cuốn sách Nhà nước thế tục là công trình nghiên cứu công phu của GS. TS. Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Trong cuốn sách này, bằng những luận chứng sâu sắc cùng với nguồn tư liệu phong phú, không chỉ tiếp cận vấn đề nhà nước thế tục từ lý luận đến thực tiễn của các nước Âu, Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á, GS. TS. Đỗ Quang Hưng đã khái quát lộ trình xây dựng, hoàn thiện luận pháp tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hướng tới một môi trường thích hợp để các cộng đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tư cách công dân mà còn qua luật pháp về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh, đồng thời gợi mở những suy ngẫm, đề xuất (dưới góc độ nhà chuyên môn) đối với việc xây dựng một nhà nước thế tục ở nước ta hiện nay.
Cuôn sách là tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực đối với bạn đọc, nhất là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, hoạch định chính sách về tôn giáo. Do nội dung cuốn sách đề cập vấn đề khá động, rộng và mới mẻ, một số vấn đề, nhận định đang cần được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận cho nên nội dung sách khó tránh khỏi hạn chế, khiếm khuyết. Để bạn đọc thuận tiện tham khảo và nghiên aiu, Nhà xuất bản cố gắng giữ nguyên các luận chứng, cách tiếp cận và nguồn thông tin, tư liệu được tác giả thể hiện trong cuốn sách và coi đây là quan điểm của riêng tác giả.
Bằng những luận chứng sâu sắc và nguồn tư liệu phong phú, tiếp cận vấn đề nhà nước thế tục từ lý luận đến thực tiễn của các nước Âu, Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á, GS.TS. Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã khái quát hóa lộ trình xây dựng, hoàn thiện luận pháp tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hướng tới một môi trường thích hợp để các cộng đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tư cách công dân mà còn qua luật pháp về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh, gợi mở những suy ngẫm, đề xuất (dưới góc độ nhà chuyên môn) đối với việc xây dựng một nhà nước thế tục ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực đối với bạn đọc, nhất là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, hoạch định chính sách về tôn giáo.
Nhà nước thế tục là nhà nước dựa trên hai nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thế tục: thực hiện quyền tự do bình đẳng tôn giáo và nguyên tắc phân tách giữa quyền lực chính trị của nhà nước và các tổ chức tôn giáo.
Sự thừa nhận bình đẳng tôn giáo cho thấy Nhà nước Việt Nam không duy trì một mô hình thần quyền hay vô thần mà gần gũi với nhà nước thế tục hơn. Việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về nhà nước thế tục trên thế giới sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện các chính sách, quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó bảo vệ tốt hơn nữa quyền tự do tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, nhà nước thế tục vẫn còn là một kháu niệm tương đối xa lạ với nhiều người.
Sự định hình các chính sách tôn giáo của Việt Nam thành một mô hình mang tên “nhà nước thế tục” chưa thực sự rõ ràng. Trong khi đó, việc nghiên cứu nhà nước thế tục trên thế giới cho thấy việc thiết kế chính sách tôn giáo cần phải dựa trên những nhận thức về xu hướng thế tục hoá của xã hội hiện đại cũng như cân nhắc tới những hệ quả của nó khi tương tác với các vấn đề xã hội.
Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, hoạch định chính sách về tôn giáo có tài liệu tham khảo hữu ích.