Combo Sách: Chính Thể Đại Diện - Thuyết Công Lợi - Bàn Về Tự Do (3 cuốn) - John Stuart Mill

292.000₫ 365.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Tác giả: John Stuart Mill

Dịch giả: Nhiều Dịch Giả

Hình thức: Bìa mềm, 12 x 20 cm

Nhà Xuất Bản: NXB Tri Thức, 2023

Combo Sách: Chính Thể Đại Diện - Thuyết Công Lợi - Bàn Về Tự Do (3 cuốn) - John Stuart Mill

1. Bàn Về Tự Do - John Stuart Mill

John Stuart Mill là triết gia và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở nước Anh thế kỷ XIX. Giới học thuật ngày nay vẫn còn nhắc tới tên tuổi của John Stuart Mill vì những đóng góp đặc sắc trong lĩnh vực tư tưởng. Ông được xem như một triết gia can đảm dám dấn thân vào những vấn đề nhạy cảm của thời đại. Ông bộc lộ mình như một người lãng mạn, say mê tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ và các đóng góp của ông mang dấu ấn cá tính riêng rõ rệt. Tuy nhiên, John Stuart Mill cũng là người luôn sẵn sàng học hỏi người khác và người ta có thể nhận ra dấu vết của hầu hết những khuynh hướng tư tưởng của thời đại trong các trước tác của ông.

Tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill đề cập đến khái niệm tự do xã hội như là ranh giới giữa kiểm soát xã hội và độc lập cá nhân. Ông xuất phát từ quan điểm của Wilhelm von Humboldt nhận định rằng: mục tiêu của nhân loại là sự phát triển cao nhất và hài hoà nhất mọi năng lực của con người, và cần có hai điều kiện - tự do và sự đa dạng của các tình huống - để mục tiêu ấy có thể đạt được. Ông đề ra các nguyên lý về quyền tự do nhằm đạt được sự hài hoà trong quan hệ giữa con người cá nhân và cộng đồng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển.

Các đóng góp tư tưởng của John Stuart Mill để lại dấu ấn rõ rệt trong văn hoá phương Tây. Luận văn Bàn về tự do của ông luôn được các học giả phương Tây coi là tác phẩm kinh điển và sau gần một thế kỷ rưỡi nó vẫn còn là đối tượng được trích dẫn và tranh cãi trong các nghiên cứu hiện đại. Đáng chú ý là cuốn sách này được người Nhật dịch và xuất bản ngay từ năm 1871 (nguyên bản công bố ở Anh năm 1859) với hàng triệu ấn bản và rất được các nhà duy tân Nhật Bản coi trọng. Người đọc phương Đông, vốn quen với nếp nghĩ Nho giáo, hẳn sẽ tìm thấy ở đây một cách tiếp cận văn hóa khác, soi sáng thêm nhiều vấn đề nhân sinh mà con người dường như mãi mãi sẽ vẫn còn phải băn khoăn.

2. Thuyết Công Lợi - John Stuart Mill

Cuốn Thuyết Công Lợi của Mill (1863) là một trong hai tác phẩm cơ bản, từ nguồn gốc lịch sử đến nội dung học thuyết, của trường phái đạo đức học nầy.

Trước sách nầy là cuốn Giới thiệu những Nguyên tắc của Đạo đức và Lập pháp (Introduction to the Principles of Morals and Legislation. 1789) của Jeremy Bentham (1748 - 832), một triết luật gia và là một lãnh tụ của phong trào cải cách xã hội và pháp chế ở Anh vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Cha của John Stuart Mill là James Mill (1773 - 1836) vốn là một cộng sự của Bentham. Khi chàng trai trẻ Mill lớn lên, cũng giống như cha mình, đã đọc và tham khảo học thuyết Công Lợi mà Bentham đề ra, và viết cuốn Utilitarianism nầy để cổ võ và ủng hộ cho học thuyết của Bentham.

Ngoài tác phẩm ngắn nầy, Mill còn viết cuốn Bàn về tự do (On Liberty. 1859) cổ võ cho tự do cá nhân, nhất là về hai phương diện tư tưởng và ngôn luận, và Về sự Đàn áp Phụ nữ (On the Subjection of Women. 1869) trong đó Mill chỉ trích và phê phán nặng nề việc phụ nữ Anh quốc bị giới hạn tự do trong vai trò xã hội và quốc gia, và một số tác phẩm khác về chính trị và xã hội.

Ở giai đoạn cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, ở Anh quốc, cũng như khắp Âu châu, bình đẳng giai cấp và giới tính vẫn chưa được công nhận một cách phổ quát. Vì thế, học thuyết Công lợi của Bentham và Mill được xem như là cơ sở tư tưởng cách mạng cho phong trào tranh đấu cho bình đẳng của nhân dân Anh quốc lúc đó.

Thuyết Công Lợi nhấn mạnh đến nguyên lý dân chủ khi coi mọi người, bất kể giai cấp, giới tính, trình độ, đều được đánh giá ngang nhau. Thuyết này nhấn mạnh rằng hạnh phúc và lạc thú của mỗi cá nhân đều bình đẳng. Do đó, khi hoạch định chính sách, hay đề xuất lập pháp, phải xem xét hậu quả của từng vấn đề. Và nguyên tắc cơ bản phải là, hạnh phúc nhiều nhất cho nhiều người nhất (greatest happiness to the greatest number of people).

3. Chỉnh Thể Đại Diện - John Stuart Mill

Chính Thể Đại Diện (Representative government), Bàn Về Tự Do (On Liberty) và Chủ Nghĩa Công Lợi (Utilitarianism) là ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John Stuart Mill trong bộ sách Great Books Of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994).

Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay?

“Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis Tocqueville tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình.” – Lời của người dịch

Hơn thế nữa, hai chục năm đã trôi qua kể từ khi đất nước ta chọn lựa chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Những biến đổi kinh tế dẫn đến nhiều đổi thay lớn, tốt cũng như xấu, trong xã hội. Tình hình tất yếu đòi hỏi phải có những điều chỉnh đối với các thiết chế tổ chức xã hội và để làm điều này đúng đắn thì phải học hỏi tri thức của nhân loại.

Tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill được đánh giá là xứng đáng để chúng ta quan tâm tham khảo. Tác phẩm này từ thời Minh Trị đã được người Nhật dịch sang tiếng Nhật với nhan đề “Chính Thể Đại Nghị”.

zalo