“Quan niệm về cuộc nhân sinh" là một cuốn sách tổng hợp những bài phỏng vấn cũng như diễn thuyết của tác giả Trần Trọng Kim. Tựa đề của cuốn sách được lấy tên từ chính bài diễn thuyết của cụ tại Hội Trí Tri Nam Định năm 1936. Là một tác gia, một chính khách bất đắc dĩ, một nhà sử học, một nhà dân tộc học nhưng dường như, hành trang của cụ được quá ít người nhắc đến. Cuốn sách đã cho ta thấy được toàn cảnh cuộc đời cũng như những dấu ấn tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của cụ trước khi đất nước xảy ra những biến cố long trời lở đất vào năm 1945.
Trích đoạn hay:
Muốn tiến hóa một cách chắc chắn, không phải chỉ cần học lấy những cái mới của người mà còn cần phải biết rõ những cái hay của mình. Biết để mà giữ lấy, thiết tha mà giữ lấy, dù là trong cảnh ngộ nào. Những cái hay ấy tức là cái gốc của ta, cái tinh thần của ta; không có cái gốc ấy, dân tộc mình đã là một dân tộc vong bản. Lắm lúc tôi nhìn thấy những điều trước mắt mà lo. Ở xã hội ta ngày nay có một hạng người nghe nói đến nước mình thì ngây ngây như người ngoại quốc, sử nước mình không biết, tiếng nói nước mình thì chỉ biết qua loa, đủ dùng trong sự giao thiệp hàng ngày. Nếu sự đời cứ theo cái chiều ấy và cái đà ấy mà thay đổi thì không hiểu dân tộc mình sẽ ra sao…
“Tôi tưởng người Việt Nam ta ngày nay, nếu còn có cái gì, thì chỉ kể được cái hương hỏa về tinh thần của tổ tiên ta để lại. Cái hương hỏa ấy tức là cái gốc của ta. Bổn phận của ta là phải vun đắp thế nào để giữ cái gốc ấy mãi mãi. Được như vậy thì dù có ở vào cảnh ngộ nào, ta cũng không lo một ngày kia ta không có một tương lai.” Cuốn sách đã cho ta thấy được toàn cảnh cuộc đời cũng như những dấu ấn tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của cụ trước khi đất nước xảy ra những biến cố long trời lở đất vào năm 1945.
2. 50 Câu Hỏi Về Nhân Sinh Quan
Chúng ta đã có một phần nhân duyên để có thể gặp nhau trong cuốn Nửa gánh suy tư được xuất bản vào năm 2021. Kể từ đó, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi bằng tin nhắn hoặc hỏi trực tiếp từ các buổi nói chuyện về Nhân sinh quan. Trong số đó có nhiều câu rất hay mà vì điều kiện thực tế (trong lớp học hay bằng tin nhắn) không thuận lợi để tôi trả lời cho thấu đáo. Vì vậy tôi viết lại, biên tập và gom thành cuốn 50 câu hỏi về Nhân sinh quan tạm xem là phần nối tiếp của cuốn Nửa gánh suy tư để mọi người tham khảo khi cần.
Các câu hỏi rất đa dạng. Có câu mơ hồ như “Cuộc đời có công bằng không?”, có câu rõ ràng “Phải chăng cơ hội chỉ đến một lần?” Từ những câu hỏi chung chung “Doanh nhân làm giàu là tốt hay xấu?” đến những câu cụ thể như “Làm cách nào để cân bằng cuộc sống với công việc?” Đó là những bước đi chính xác để tìm cho mình một nhân sinh quan, tìm ngọn hải đăng dẫn đường cho các chuyến hải hành, biết rằng sống 70 năm trên đời này là rất khó vì việc chúng ta cần làm không phải là vượt qua một khoảng cách không gian mà là vượt qua một khoảng cách thời gian.
Mục lục sách 50 Câu Hỏi Về Nhân Sinh Quan
PHẦN I: NHỮNG CÂU HỎI SUY TƯ VỀ BẢN THÂN (15 CÂU)
Câu 1: Làm cách nào để phân biệt Đúng - Sai?
Câu 2: Quan niệm “Work - life balance”, cân bằng giữa công việc với cuộc sống phải được hiểu như thế nào cho đúng?
Câu 3: Người ta thường nói tương lai nằm trong tay mình, nhưng cũng có sách nói là đời người đã được định đoạt bởi số phận, vậy cái nào đúng và cần phải sống sao cho hợp lẽ?
Câu 4: Em thường thiếu tự tin mỗi khi phải quyết định một điều gì. Nhất là khi đứng trước một cơ hội: Vừa cảm thấy chưa đủ sức để nhận, vừa sợ rằng cơ hội qua đi sẽ không bao giờ quay lại nữa. Vậy phải làm sao?
Câu 5: Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là bẩm sinh hay do học mà thành? Lãnh đạo với lòng trắc ẩn là lãnh đạo như thế nào?
Câu 6: Em có tính cách hướng nội nên ít mạnh dạn hơn các bạn hướng ngoại. Em tự thấy mình yếu kém vì điều này. Người ta nói tính tình là “trời sinh”, vậy em có cải thiện được không?
Câu 7: Quan niệm về việc đọc sách như thế nào cho đúng?
Câu 8: Quan niệm về việc học như thế nào cho đúng?
Câu 9: Các khái niệm Thông cảm, Đồng cảm và Trắc ẩn là gì? Làm cách nào để rèn luyện những điều đó?
Câu 10: Có người cho rằng “Không làm được điều mình nói thì đừng nói!” Điều đó có đúng không? Nếu không làm được điều mình nói thì có nên nói không?
Câu 11: Làm cách nào cân bằng nội tâm để quên đi một vết thương lòng?
Câu 12: Tính tự ái có làm tăng tính tự trọng không? Cái tôi có liên quan như thế nào với tự ái và tự trọng?
Câu 13: Mình tốt với người ta nhưng người ta lại không tốt với mình thì phải làm sao? Có nên tốt với người không tốt với mình không?
Câu 14: Thông minh quan trọng hơn hay siêng năng quan trọng hơn? Mình nên hiểu như thế nào về sự lười biếng?
Câu 15: Nếu trong gia đình mà mỗi người có một nhân sinh quan khác nhau thì cần phải có cách hành xử như thế nào?
PHẦN II: NHỮNG CÂU HỎI SUY TƯ VỀ XÃ HỘI (30 CÂU)
Câu 16: Thế nào là một người trí thức?
Câu 17: Dân trí là gì? Dân trí cao và dân trí thấp nghĩa là như thế nào?
Câu 18: Kinh doanh kiếm tiền là tốt hay xấu? Làm cách nào để nhận ra ranh giới giữa tốt và xấu trong kinh doanh?
Câu 19: Giáo dục khai phóng là gì và tại sao cần phải có giáo dục khai phóng?
Câu 20: Có nên quan tâm đến xã hội, đến công việc của người khác không, hay chỉ lo làm tốt việc của mình là đủ?
Câu 21: Cần hiểu như thế nào cho đúng về lòng tự hào, tự hào dân tộc?
Câu 22: Chúng ta có xu hướng đánh giá người khác thấp hơn những gì họ có, vậy đối với sai lầm của họ, làm cách nào ta có thể nhìn nhận một cách đúng mức?
Câu 23: Kế nghiệp hay không kế nghiệp? Khi cha mẹ là chủ một doanh nghiệp lớn muốn mình kế nghiệp thì mình nên quyết định như thế nào?
Câu 24: Có nên “thả con ra” không? Không cho con tự trải nghiệm để bảo vệ chúng là đúng, hay để cho con tự do trải nghiệm mới đúng? Làm cách nào để giúp con được an toàn khi ra đời?
Câu 25: Em làm quản lý, phụ trách một phòng ban khoảng 20 người. Một số nhân viên của em rất kém và hình như không tiến bộ được. Nếu em buộc phải cho các bạn ấy nghỉ việc trong lúc dịch giã như thế này thì liệu có ổn không, có “bất nhân” không?
Câu 26: Có nên khen nhân viên không? Khen ngợi có làm nhân viên hư không?
Câu 27: Thực tế quan sát cho thấy rằng nhiều lúc góp ý cho bạn bè không những không mang lại lợi ích gì cho bạn, lại còn bị mất lòng nữa. Vậy có nên góp ý cho bạn bè không?
Câu 28: Gần đây người ta thường nhắc đến mấy chữ “Home Schooling” (Giáo dục tại nhà). Có nên tự dạy con ở nhà, không cần phải đến trường không?
Câu 29: Nhiều người nói “đời rất công bằng”, nhiều người khác lại nói “đừng mong đợi sự công bằng trên cõi đời này”. Vậy thực tế như thế nào, cuộc đời có công bằng không?
Câu 30: Em tham gia công việc Từ thiện/Công tác xã hội và gặp nhiều điều thách thức rất khó chịu, nhiều khi muốn từ bỏ nhưng lại thấy không ổn trong tâm. Vậy phải làm sao?
Câu 31: Nói “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác” có đúng không? Nếu đúng thì tại sao các nước vẫn thường can thiệp vào nhau?
Câu 32: Nếu xét theo tình liên đới thì khi một người tự tử, mình có vô can không?
Câu 33: Thế nào là “Tiêu chuẩn kép”? Tại sao thực hành tiêu chuẩn kép thì sẽ biến thành “Đạo đức giả”?
Câu 34: Gần đây em nghe người ta nói nhiều về “Văn hóa doanh nghiệp” nhưng không hiểu lắm. Em cũng là một “Startup” đang đi lên, vậy em phải xây dựng văn hóa như thế nào?
Câu 35: Nghe nói các công ty biết chú trọng đến việc học tập trong tổ chức là những công ty có sự phát triển bền vững. Làm thế nào để xây dựng một “Tổ chức học tập” như thế?
Câu 36: Hiện đang có nhiều tranh luận về khái niệm “Bình đẳng giới”. Liệu vai trò người phụ nữ có thực sự ngang bằng với nam giới hay không? Khái niệm “Bình đẳng giới” nên hiểu như thế nào cho đúng?
Câu 37: Trước hình ảnh người dân xếp hàng dài chờ đổ xăng, có khi mất hơn nửa tiếng mới đổ được 50 ngàn đồng, ta nên nghĩ như thế nào về điều này?
Câu 38: Sự khác biệt giữa các thế hệ ảnh hưởng đến vấn đề tuyển dụng nhân sự như thế nào, nên tuyển người sao cho đúng?
Câu 39: Về khía cạnh công tác nhân sự, nên hiểu Gen Z như thế nào cho đúng?
Câu 40: Nên quan niệm hai chữ “thăng tiến” như thế nào cho đúng? Tại sao có nhiều người làm rất nhiều năm chỉ một vị trí mà vẫn vui, và có nhiều người lên chức xong thì hỏng việc? Vậy khi nào thì nên cho một nhân viên lên chức?
Câu 41: Gần đây người ta thường nói về tầng lớp quý tộc và giới tinh hoa. Thực ra họ là ai và phải hiểu như thế nào cho đúng?
Câu 42: Gần đây người ta thường nói đến sự đồng cảm với người khác như là một năng lực quan trọng. Tại sao phải dạy cho con người biết đồng cảm?
Câu 43: Nên hiểu như thế nào về các phản ứng manh động trong xã hội như người dân đánh chết kẻ trộm chó, phụ huynh bắt cô giáo quỳ và rất nhiều cảnh đau lòng khác nữa? Và làm cách nào để giải quyết một cách hiệu quả những vấn nạn đó?
Câu 44: Hai bạn trẻ đã có vài năm sống chung với nhau, nay có một cảm giác không tích cực tạm gọi là “quá quen thuộc”, cần phải làm mới lại bằng cách tạm xa nhau khoảng 6 tháng đến 12 tháng. Như vậy có thực sự giúp ích gì không? Nếu không thì họ nên làm gì?
Câu 45: Phân biệt vùng miền là gì? Nên có phản ứng như thế nào khi bị phân biệt vùng miền?
PHẦN III: NHỮNG CÂU HỎI SUY TƯ VỀ TÂM LINH (5 CÂU)
Câu 46: "Chết không phải là hết" hay "Chết là hết"?
Câu 47: Thế nào là một đời đáng sống?
Câu 48: Có thật là "Họa trung hữu phúc" không?
Câu 49: Thiền Vipassana là gì và tác dụng của nó lên Cái Tâm của con người như thế nào?
Câu 50: Người ta hay nói đến sức mạnh của năng lượng tích cực và năng lượng tiêu cực, xin cho biết cụ thể đó là gì?