“Tôn giáo, triết học, nghệ thuật, các hình thức xã hội của người nguyên thủy và con người khi có sử, các phát kiến sơ khai trong khoa học và công nghệ, và ngay chính những giấc mơ quấy rầy giấc ngủ, đều trào dâng lên từ chiếc nhẫn thần cơ bản là thần thoại.”
Xuất phát từ tín niệm này, Joseph Campbellphát triển luận điểm đã gắn liền tên tuổi ông với khoa học nghiên cứu thần thoại so sánh: rằng mọi thần thoại ở mọi nơi trên thế giới đều có thể đọc theo công thức “hành trình của người hùng” – từ thế giới ngày thường, đi vào thế giới siêu nhiên, chạm trán những lực lượng thần kỳ, mang về ân huệ cho đồng loại. Cuốn sách dẫn người đọc đi trên hành trình ấy, “cuộc phiêu lưu thiên niên kỷ của linh hồn”, qua mọi miền thần thoại Đông Tây kim cổ, khám phá những biểu tượng ngầm nâng đỡ các cộng đồng, cả thế giới, từng con người, bằng một lối văn đầy chất thơ và những nhận định sắc bén nhưng lại rất nhân văn và thấp thoáng nét hài hước.
Người hùng mang ngàn gương mặt là công trình độc lập đầu tiên khởi đầu cho sự nghiệp cả một đời nghiên cứu thần thoại của Joseph Campbell. Là thành tựu của một nhà nghiên cứu nhiệt tâm, người thầy, diễn giả đại tài, cuốn sách đã giáo dục, mở mang, gợi cảm hứng và làm mê đắm hàng triệu người trong hơn hai mươi thứ tiếng khắp thế giới.
Thông tin tác giả Joseph Campbell
Joseph Campbell Sinh năm 1904 tại New York, Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cử nhân văn chương Anh và thạc sĩ về văn học trung đại ở Đại học Columbia, ông tới châu Âu học các thứ tiếng cổ, trong đó có tiếng Phạn. Trở về New York, ông dành năm năm đọc sách trước khi nhận chân giảng viên Văn chương tại trường nữ học Sarah Lawrence, những bài giảng về thần thoại ở đây là cơ sở hình thành. Người hùng mang ngàn gương mặt (1949).
Người hùng mang ngàn gương mặt không chỉ nhanh chóng trở thành cuốn sách yêu thích của sinh viên các chuyên ngành liên quan, mà còn gợi cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn hóa đại chúng rất khác nhau như Chiến tranh giữa các vì sao, Đồi thỏ, Vua sư tử... Ngoài ra ông còn là tác giả bộ tổng tập thần thoại thế giới Những mặt nạ của Chúa, biên tập bộ sách của học giả Ấn Độ học Heinrich Zimmer Thần thoại và biểu tượng trong nghệ thuật và văn minh Ấn, cuốn Jung bỏ túi, Phúc âm theo Sri Ramakrishna..., và để lại nhiều nghiên cứu, tiểu luận, bài giảng khác.
Campbell mất năm 1987, một năm trước khi series truyền hình Sức mạnh của thần thoại đưa ông trở thành cái tên và gương mặt quen thuộc đối với công chúng Mỹ.
Những Anh Hùng Của Lịch Sửlà một tác phẩm cho thấy rất rõ quan điểm của Will Durant về việc sử gia phải đồng thời là một triết gia. Ông nỗ lực nghiên cứu, nghiền ngẫm để truy tìm những viễn tượng triết học chứa đựng trong các sự kiện lịch sử, từ các vấn đề tôn giáo, chính trị tới xã hội, chẳng hạn như đấu tranh giai cấp và thậm chí cả cuộc tranh cãi có tính thời sự hơn, về tính khả dĩ của việc để người đồng tính làm việc trong quân đội. Ông không hướng tới tạo dựng một thứ gọi là “lịch sử toàn bộ”, không biến cuốn sách thành bộ sưu tập ngày tháng hay bản tóm lược những điểm quan trọng nhất trong loạt sách kiệt tác trước đó (Câu chuyện của các nền văn minh). Ông kích thích độc giả hứng thú theo đuổi những “hình tượng anh hùng” mà họ cảm thấy thuyết phục nhất. Bởi vậy, trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ gặp rất nhiều kiểu hình tượng anh hùng, anh hùng trên chiến trường, anh hùng chính trị, anh hùng văn hóa-nghệ thuật, anh hùng triết học và tôn giáo v.v.
Qua ngôn từ đầy sức cuốn hút của ông, chúng ta có thể thấy những viễn tượng triết học, những bài học về di sản được truyền lại vì sự khai trí và lợi ích của các thế hệ tương lai, cũng như có thể hé nhìn vào “một thành phố trên thiên giới”, “đất nước của tâm trí” với một tầm nhĩn vĩ đại, cao quý, bao dung, trí huệ, đầy tình yêu.
William James Durant (5 tháng 11 năm 1885 – 7 tháng 11 năm 1981) là một nhà sử học, triết gia và tác giả người Hoa Kỳ. Ông đấu tranh cho việc trả lương công bằng, quyền bầu cử của phụ nữ và các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động Mỹ. Durant không chỉ sáng tác về nhiều chủ đề mà còn tiến hành thực hiện các ý tưởng của mình. Nhiều người cho rằng Durant đã cố gắng đưa triết học đến gần hơn với công chúng.
Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm, tiêu biểu là The Story of Philosophy (Câu chuyện của triết học), The Mansions of Philosophy (Những điền trang của triết học), và cùng với sự trợ giúp của vợ ông Ariel Durant, bộ The Story of Civilization (Câu chuyện của nền văn minh). Tập 10 trong bộ "The Story of Civilization" mang tên Rousseau an Revolution đã đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu nói chung năm 1968. Ông cũng tham gia viết nhiều bài báo nhiều thể loại.