Combo sách: Không có sông Quá Dài - Không Có Đỉnh Quá Cao - Cơn Lốc Quản Trị -   Phạm Văn Trường (3 cuốn)

304.000₫ 380.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 199 sản phẩm

Tác giả: Phạm Văn Trường

Hình thức bìa: Bìa mềm

Nhà xuất bản: NXB trẻ

Combo sách: Không có sông Quá Dài - Không Có Đỉnh Quá Cao - Cơn Lốc Quản Trị -   Phạm Văn Trường (3 cuốn)

1. Không Có Sông Quá Dài - Cẩm Nang Dành Cho Những Người Khởi Nghiệp

Sách gồm hai phần, phần 1 là những chia sẻ quý giá về khởi nghiệp của Giáo sư Phan Văn Trường - chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và từng là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế, tác giả của những cuốn sách bestseller Một đời thương thuyết, Một đời như kẻ tìm đường, Một đời quản trị, Công dân toàn cầu công dân vũ trụ, Cơn lốc quản trị - ba trụ cột của văn hóa doanh nghiệp…

Phần 2 là 27 câu chuyện đặc sắc của những người đã khởi nghiệp thành công sau vô số lần thất bại. Đây là những trải nghiệm thật, vì tôn chỉ của sách là nói thật những việc thật trong thế giới thật.

Sách có thể xem là cẩm nang quý giá của những người khởi nghiệp, với những việc phải làm và những điều nên tránh. Thông điệp của sách: Khởi nghiệp là một quá trình gian khó. Nhưng không có dòng sông nào là quá dài, thế nên bạn đừng bỏ cuộc giữa chừng, đừng nản chí khi gặp thất bại. Hãy kiên trì, rồi chúng ta sẽ đạt đến thành công.

--

“Tinh thần của sách KHÔNG CÓ SÔNG QUÁ DÀI không khác cuốn Không có đỉnh quá cao. Đó là tạo sự tự tin và sự kiên trì. Nhưng các tác giả ở đây là thế hệ của những người trẻ đã lớn lên và ý thức được mình phải khởi nghiệp, rồi bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn. Bài toán này, ai ai cũng phải đi qua, vì nó sẽ giúp cho các bạn trẻ hiểu được giá trị của mình, sở trường cũng như sở đoản. Các bạn trẻ sẽ phải dùng đến cả trí tuệ lẫn nội lực trong hành trình tạo dựng sự nghiệp. Cuộc sống muốn như thế, và ta cũng nên làm theo ý như thế.

Cứ nhìn nước sông lững lờ nhưng sâu thẳm, nhưng rồi bạn ạ, sông nào cũng sẽ ra biển lớn. Người khởi nghiệp cũng vậy, cứ lững thững mà tiến bước, giống như dòng nước sông, lúc trôi mau, lúc lững lờ, lúc êm lướt, lúc sóng cuộn; rồi sau này ai cũng có nghề có nghiệp, có đúng thế không? Có đi chậm thì mới đi xa, ở đây hành trình tạo dựng sự nghiệp là một chuỗi ngày dài, chẳng thể vội. Hãy bắt chước dòng sông, lợi dụng những chỗ hõm của địa thế để tìm cơ hội.” 

- GS Phan Văn Trường

2. Không Có Đỉnh Quá Cao - Từ Làng Quê Bước Ra Chinh Phục Thế Giới

KHÔNG CÓ ĐỈNH QUÁ CAO là câu chuyện đi tìm thành công và hạnh phúc của 24 bạn trẻ, và những chia sẻ quý giá của Giáo sư Phan Văn Trường được đúc kết từ chính sự nghiệp lớn lao của ông.

Sách này sẽ mang tới cho các bạn những bằng chứng thuyết phục về việc không có đỉnh nào là quá cao, nếu chúng ta thực sự cố gắng. Đó chính là câu chuyện thực của hơn hai mươi bạn trẻ đã từ những vùng sâu vùng xa đi ra thế giới. Họ đã từng đi 'chân đất' khi còn nhỏ, họ đã từng lội sông để đến trường, có người đã phải tha phương cầu thực nơi đất khách. Cuối cùng, họ đã sớm tìm ra hạnh phúc, tìm ra thành công và quan trọng hơn, tìm ra chính mình.Các bạn trẻ hãy tự tin khi thấy mình khác mọi người, mọi người khác mình, vì chính sự khác biệt mới tạo nên giá trị thực. Hãy cứ chăm chỉ, đạo đức và tươi tắn thì vận may chẳng bao giờ vắng! Hãy tự tin mà tiến bước, vì chính sự tự tin cùng với nội lực và trí tuệ sẽ cho mình sức mạnh mà không chướng ngại nào có thể cản. - Giáo sư Phan Văn Trường

 "Không Có Đỉnh Quá Cao - Từ Làng Quê Bước Ra Chinh Phục Thế Giới"

Bài học đầu tiên: Bạn không thể nào thất bại trong cuộc sống nếu được mọi người thương yêu. Làm thế không những sẽ thành công mà còn tạo ra chung quanh mình cả hạnh phúc nữa.

Bài học thứ nhì là bạn không bao giờ phải vội, mà phải cố làm đúng việc, đúng lúc, đúng người và cứ đi theo nhịp tim của mình.

Bài học thứ ba là cơ hội tốt chỉ tới với những người tự trọng và luôn luôn cố gắng hết sức. Vì bản chất của cơ hội là một ai đó đi tìm một người đồng hành đáng tín nhiệm, có tinh thần nỗ lực và có lòng tự trọng. Tự trọng là không bao giờ nói dối, để ai nghĩ rằng lời nói của mình không đáng tin, việc làm của mình không chân chính. Tự trọng là tự giữ kỷ luật với bản thân để mọi người chung quanh ai cũng muốn giao cho mình việc mà họ chỉ giao cho người tin cậy. Chìa khóa của cuộc sống chính là ở đây, bắt nguồn từ sự tự trọng.

Bài học thứ tư là hãy đồng lõa với thời gian. Đừng nghĩ là cuộc đời người nào cũng phải theo mốc tuổi. Không có mức tuổi chuẩn nhé bạn. Có người sẽ tốt nghiệp năm 19, 20 tuổi. Đó là việc của họ. Có bạn sẽ phải học đi học lại đến năm 25, 26 mới được công nhận. Cũng là chuyện của họ bạn nhé. Mỗi người một nhịp, mình hãy đi theo cái nhịp riêng của mình, đừng lập gia đình quá sớm hay quá muộn, đừng có con quá sớm hay quá muộn. Hãy chỉ thực hiện khi nào có điều kiện hợp lý và tinh thần thoải mái. Làm vậy bạn sẽ luôn hạnh phúc.

3.  Cơn Lốc Quản Trị - Ba Trụ Cột Của Văn Hóa Doanh Nghiệp

  • Vì sao công ty của bạn đãi ngộ không kém hơn thị trường nhưng liên tục "kẻ đến người đi"?

  • Vì sao hệ thống KPI chặt chẽ không đồng nghĩa với năng suất?

  • Ba trụ cột làm nên văn hóa công ty là gì?

  • Làm sao để xây dựng và bồi đắp? ... và hàng loạt chủ đề khác xoay quanh văn hóa công ty - một trong những yếu tố để doanh nghiệp phát triển và trường tồn.

Giáo sư Phan Văn Trường nguyên là cố vấn của chính phủ Pháp về thương mại quốc tế; ông có nhiều năm kinh nghiệm trong đàm phán quốc tế và tư vấn về các vấn đề quản trị doanh nghiệp. Với kiến thức sâu rộng và trải nghiệm thực tế sắc sảo, những tác phẩm về quản trị của ông được xem là cẩm nang giá trị cho nhà quản lý ở mọi cấp độ, từ trưởng nhóm đến nhà điều hành cấp cao.

Doanh nghiệp nào cũng có lúc gặp phải những vấn đề không nhất thiết mang tính kỹ thuật, như sự thiếu vắng động lực, hoặc tinh thần tương tác và làm việc nhóm thấp, thậm chí là mâu thuẫn giữa các thành viên, trong đó có cả các lãnh đạo cấp trung và cấp cao. Chẳng công cụ quản lý nào cho phép giải quyết được những vấn đề bắt nguồn từ sự ganh tị, đố kị, thiên vị, hoặc tệ hơn nữa là nạn bè đảng hay tham nhũng nội bộ.

Các mô hình quản lý chỉ mang lý luận kỹ thuật cục bộ hạn hẹp và những giải pháp cấu trúc có sẵn cho doanh nghiệp. Chỉ văn hóa mới có khả năng vào sâu một cách uyển chuyển các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người. Và đây chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải.

Trong tác phẩm mới nhất về văn hóa doanh nghiệp, tác giả Phan Văn Trường phát triển và đi sâu hơn nữa về chủ đề khá trừu tượng này. Vẫn giữ nguyên phong cách tiếp cận dựa trên những câu chuyện từ thực tế trải nghiệm của mình, ông dẫn dắt độc giả trên con đường tìm hiểu vai trò của văn hóa doanh nghiệp, đồng thời đi sâu giải thích ba phong cách văn hóa mà chính ông đã tiên phong áp dụng cho những doanh nghiệp mình từng tham gia quản trị.

Combo sách: Không có sông Quá Dài - Không Có Đỉnh Quá Cao - Cơn Lốc Quản Trị -   Phạm Văn Trường (3 cuốn)

Thông tin tác giả Phan Văn Trường

Phan Văn Trường

Giáo sư Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và nguyên cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông từng lãnh đạo tại các tập đoàn Alsthom Power, Alsthom Transport, Suez, LyonnaiseBOT, Wah Seong, các tập đoàn lớn với quy mô lên đến 25,000 người. Với những thành tích và đóng góp nổi bật, Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2007. Chủ nhiệm Chương trình đào tạo Kỹ năng Quản trị và Lãnh đạo (Viện John Von Neumann) trực thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Giáo Sư Phan Văn Trường là Tác giả hai cuốn sách "Một đời thương thuyết" và "Một đời quản trị"

 

zalo