Combo Sách: Tự Thuyện Osho, Tự Thuyện Gandi (2 cuốn)

403.200₫ 504.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 5 sản phẩm

Tác giả: Osho, Gandi

Dịch giả: Đỗ Tư Nghĩa, Thích Nữ Trí Hải

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn

Hình thức bìa: Bìa mềm

Combo Sách: Tự Thuyện Osho, Tự Thuyện Gandi (2 cuốn)

1. Tự Thuyện Gandi

Năm 17 tuổi, đang học Trung đẳng Phật học, bấy giờ tình cờ tôi được đọc một cuốn sách Việt ngữ nói về Thánh Gandhi. Không còn nhớ rõ tên tác giả, nhưng cuốn sách ấy đã làm cho tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều của Ngài, ngoài ảnh hưởng của Phật.

Sau này, khi biết suy tư về tình trạng của xứ sở, Thánh Gandhi đã cho tôi một sự dung hóa tuyệt hảo, không gượng ép về tín ngưỡng với tổ quốc, với cuộc đời.

Đó là một ân huệ lớn lao cho tôi, bây giờ và chắc chắn sau này vẫn còn mãi. Xin ghi lại ân huệ đó để giới thiệu dịch phẩm này, hay bất cứ cái gì về Thánh Gandhi.

– Trí Quang

...........
Những gì tôi muốn hoàn thành – những gì tôi đã nỗ lực khát khao hoàn tất suốt ba mươi năm nay – là khát khao tự chứng, khát khao đối mặt cùng Thượng Đế, khát khao đạt đến Giải thoát. Tôi sống, di động, tồn sinh trong cuộc săn đuổi cùng đích này. Tất cả những gì tôi làm qua lời nói và viết lách, tất cả những mạo hiểm của tôi trong trường chính trị đều hướng về cùng đích ấy.

Nhưng đối với tôi, chân lý là nguyên tắc tối thượng bao gồm nhiều nguyên tắc khác. Lẽ chân này không những chỉ là chân thật trong lời nói mà còn trong tư tưởng, và không chỉ là lẽ chân tương đối trong quan niệm của chúng ta, mà còn là Chân lý Tuyệt đối, Nguyên tắc Bất diệt, chính là Thượng đế. Có vô số định nghĩa về Thượng đế, bởi vì có vô số biểu tượng về Ngài. Những biểu tượng ấy khiến tôi lấy làm lạ lùng kinh sợ và đôi khi phải kinh ngạc. Nhưng tôi chỉ tôn thờ Thượng đế như là chân lý và chỉ chân lý mà thôi. Tôi chưa bắt gặp Ngài, song tôi đang tìm kiếm Ngài.

Trong câu chuyện này, tôi sẽ chỉ kể những vấn đề tôn giáo nào mà cả trẻ con lẫn người lớn đều có thể hiểu được. Nếu tôi có thể kể chúng trong tinh thần khiêm cung và vô dục, nhiều hành giả khác sẽ tìm thấy trong những mẫu chuyện ấy hành trang để tiến lên. Tôi tuyệt nhiên không tự hào những kinh nghiệm ấy là hoàn hảo. Tôi không xác quyết gì về chúng, chẳng khác nào một nhà khoa học dù đã hết sực thận trọng, kỹ lưỡng và chính xác trong những cuộc thí nghiệm, cũng không bao giờ đoan chắc những kết luận của ông là tuyệt đối, mà luôn luôn có tinh thần mở rộng trước những kết luận ấy. Tôi đã trải qua những nội quán sâu xa, tự kiểm điểm hết mình, khám nghiệm và phân tích hết mọi trạng huống tâm lý. Tuy nhiên tôi vẫn tuyệt đối không đoan quyết những kết luận của tôi là tối hậu và không lỗi lầm.
– trích Lời mở đầu

2. Tự Truyện Osho

HỏiÔng là ai?
Đáp: Là bất cứ ai mà bạn nghĩ, bởi vì nó tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn nhìn tôi với cái tâm hoàn toàn trống rỗng, tôi sẽ khác. Nếu bạn nhìn tôi với những ý tưởng, thì những ý tưởng đó sẽ tô màu tôi; nếu bạn đến với tôi, mang theo một định kiến, thì tôi sẽ khác. Tôi chỉ là một tấm gương soi. Chính khuôn mặt của bạn sẽ được phản chiếu. Có một ngạn ngữ, rằng nếu một con khỉ nhìn vào trong gương, nó sẽ không thấy một vị tông đồ đang nhìn nó xuyên qua tấm gương - nó chỉ thấy một con khỉ. 
Do vậy, mọi sự tùy thuộc vào cái cách mà bạn nhìn tôi. Tôi đã biến mất hoàn toàn, nên tôi không thể áp đặt mình lên bạn. Tôi không có gì để áp đặt. Chỉ có một “cái không” (hư vô), một tấm gương soi. Bây giờ bạn có tự do hoàn toàn.
Nếu bạn thực sự muốn biết tôi là ai, bạn phải tuyệt đối trống rỗng như tôi. Rồi thì hai tấm gương sẽ phản chiếu lẫn nhau, và chỉ có sự trống rỗng sẽ được phản chiếu. Sự trống rỗng vô hạn sẽ được phản chiếu: hai tấm gương đối mặt với nhau. Nếu bạn có một ý tưởng nào đó, thì bạn sẽ thấy ý tưởng của riêng bạn trong tôi.
Osho

---
Đọc Osho, đối với tôi, về một phương diện nào đó, cũng gần giống như đọc Nietzsche - mặc dù Osho là một Đạo sư chứng ngộ, còn Nieztsche thì “chỉ là” một triết gia mà đã đi vào cơn điên loạn suốt 10 năm cuối của đời mình. Nhưng họ giống nhau ở chỗ: cả hai đều kích thích tâm trí của ta, bắt ta phải đặt lại nhiều vấn đề tưởng chừng như “nhất thành bất biến”. Cả hai đều có sự “nổi loạn” của một con người sáng tạo, không chấp nhận bất cứ sự nô lệ tinh thần nào, bất luận nó đến từ đâu. Mà thực vậy, đã “nô lệ” rồi thì còn “sáng tạo” làm sao được nữa? 


Đọc Osho cũng không thể không liên tưởng đến Phật Gautama, Krishnamurti, Lão Tử… Cho dẫu trên bình diện “hình tướng”, họ rất khác nhau, nhưng hình như họ rất gần nhau ở suối nguồn sâu thẳm nhất.
Đỗ Tư Nghĩa
---
Đối với đời người, Osho cho rằng giá trị cao cả nhất của cuộc đời là lòng yêu thương, sự vui cười và thiền định. Niềm ân thưởng vô giá nhất của cuộc đời là trải nghiệm được sự giác ngộ tâm linh (spiritual enlightenment). Sự giác ngộ đó được ông miêu tả là nằm yên trong “trạng thái bình thường của sự hiện hữu của tất cả mọi vật đang dựng xây vũ trụ”. Con người chúng ta lẽ ra ai cũng có thể trải nghiệm được trạng thái giác ngộ đó, nhưng sự thực là con người bị đánh lạc hướng do hoạt động tư duy cũng như do mong ước và dục vọng sinh ra bởi sự ràng buộc của xã hội. Vì thế, thay vì hưởng được niềm vui cao cả của sự hữu hiện, con người rơi vào một tình trạng của sợ hãi và ức chế. Ông quan niệm rằng, muốn trở lại trạng thái hồn nhiên và an lạc, con người phải tự mình giải thoát khỏi sợ hãi và ức chế.
Với nhận thức này, Osho hoàn toàn nằm trọn vẹn trong truyền thống của triết học Ấn Độ, nhất là trong Đại thừa Phật giáo. Nếu nhớ đến tư tưởng của Mã Minh trong Đại thừa khởi tín luận, hay Thiền ngữ “Tâm bình thường là đạo” của Nam Tuyền, hay các phép hành trì của Phật giáo Tây Tạng, hay tư tưởng của các vị Đạo sư của thời hiện đại như Aurobindo hoặc Krishnamurti, ta dễ dàng thấy sự trùng hợp tuyệt đối về nhận thức luận giữa ông và các truyền thống đó. Chỉ có điều khác biệt là, Osho nói về các nhận thức này một cách hùng biện và mới mẻ, và nhất là với tính cách của một giáo sư triết học, trong các luận giải, ông phối hợp một cách tài tình những truyền thống của Phật giáo, Kỳ-na giáo (Jainism), Ấn độ giáo, Lão giáo, Cơ-đốc giáo, Sufism (một truyền thống của Hồi giáo), và triết học cổ của Hy Lạp. Thế nhưng, cũng như mọi nhà đạo học khác, ông không quên chỉ rõ, không một nền triết học nào có thể diễn bày được chân lý, có thể thay thế được sự chứng thực cá nhân.
- trích từ bài giới thiệu “Osho, ông là ai?” của Nguyễn Tường Bách

Mục lục

Vài ghi chú nhỏ của người dịch
Đôi lời của người dịch
Osho, ông là ai?
Lời nói đầu
Phần I: Chỉ là một con người bình thường: Lịch sử đằng sau truyền thuyết
Chương I: Nhìn lại thời thơ ấu vàng son

Chương II: Linh hồn nổi loạn

Chương III: Tìm kiếm cái bất tử

Chương IV: Chứng ngộ: cắt đứt với quá khứ

Chương V: Mài sắc thanh gươm

Chương VI: Trên đường

Chương VII: Diễn đạt cái bất khả diễn đạt: Những khoảng im lặng giữa những lời nói


Phần II: Những phản chiếu trong một tấm gương trống rỗng: Nhiều khuôn mặt của một người chưa từng là
Chương VIII: Đạo sư tình dục

Chương IX: Lãnh tụ của một giáo phái

Chương X: Kẻ lừa bịp

Chương XI: Bhagwan tự phong

Chương XII: Đạo sư của người giàu

Chương XIII: Kẻ thích đùa

Chương XIV: Đạo sư Rolls - Royce

Chương XV: Người đạo sư
Phần III: Di sản
Chương XVI: Tôn giáo phi tôn giáo

Chương XVII: Thiền định cho thế kỷ 21

Chương XVIII: Tâm lý học thứ ba - Tâm lý học của chư phật
Phụ lục: Những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp của Osho
Chương XIX: Phật zorba - hữu thể người toàn bộ.

Đọc thêm
Phụ lục hình ảnh

 

 

zalo