Cuốn sách “Cuộc hành hương nội tại” viết về cuộc hành trình buông bỏ cái tôi và đánh thức nguồn năng lượng đang ngủ say trong bản thể, dựa trên những chiêm nghiệm của Osho về thiền định.
Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã dấn bước vào một hành trình tìm kiếm. Con người không ngừng đặt câu hỏi. Chân lý là gì? Cuộc sống là gì? Vì sao mà ta lại ở đây? Định mệnh đã an bài cho ta số mệnh thế nào? Con người tầm thường và nhỏ bé, nhưng sự truy vấn nhận thức mang tính bản năng lại biến chúng ta thành những cá thể phi thường - những linh hồn dám bước vào một cuộc hành hương vô tận, không điểm bắt đầu, không nơi kết thúc.
Hành trình tìm kiếm cũng là một hành trình buông bỏ. Buông bỏ cái tôi, sự tham lam, thói ích kỷ, cơn thịnh nộ, những ham muốn cuồng si, những ảo mộng hão huyền. Ta trở về với hư không, tĩnh lặng, chân thực và thuần khiết. Ở nơi sâu thẳm nhất, ta đánh thức nguồn năng lượng đang ngủ say trong bản thể mình. Ta chạm tới điểm tối thượng, thấu triệt những lẽ thiêng liêng và tắm mình trong phước lành.
Khi ấy, mắt sáng lòng trong, ta đã sẵn sàng về cội.
Con người luôn bị thôi thúc phải bước sâu vào nội tâm mình để khám phá nguồn sức mạnh bên trong, từ đó đánh thức tiềm năng thực sự của bản thân. Cuộc tìm kiếm này cũng là cuộc hành hương đi tìm nguồn gốc và ý nghĩa của cuộc đời, của sự tồn tại.
Chúng ta đang ở đây, chúng ta đang sống trong đời - nhưng chúng ta lại không biết cuộc đời thực sự là gì. Chúng ta có thể cảm nhận được năng lượng của mình, nhưng lại không biết nguồn năng lượng ấy đến từ đâu và sẽ hướng đến mục tiêu nào. Với những cảm nhận mơ hồ về sức mạnh nội tâm, chúng ta không ngừng đặt ra các câu hỏi và tiếp tục hành trình tìm kiếm. Thiền tông đã hình tượng hóa chuyến đi này bằng mười bức tranh tìm trâu (Thập mục ngưu đồ), với mỗi bức tranh đại diện cho một bước cụ thể trên hành trình chiêm nghiệm. Khi đã thấu triệt Thập mục ngưu đồ, người hành hương cũng sẽ trở thành một cá nhân tỉnh thức, giác ngộ.
“Cuộc hành hương nội tại” của Osho dẫn dắt chúng ta qua câu chuyện tìm trâu, xen kẽ những bài học nhỏ và sâu sắc về thế tục cũng như miền tâm linh tĩnh lặng. Chúng ta xuất phát từ nhân thế, đi tới hư không, và sau cùng lại trở về nơi hồng trần khói lửa để kết thúc vòng tròn hoàn hảo. Ta sẽ dừng lại ở nơi mình đã bắt đầu, vẫn là chính ta, nhưng căn cốt ta đã biến đổi, tươi mới, trọn vẹn và tuôn tràn năng lượng sống.
Về tác giả
Osho(1931-1990) là một đạo sư người Ấn được hàng triệu người trên thế giới tìm đọc. Hàng trăm cuốn sách cùng vô số bài thuyết giảng của ông về đề tài tâm linh đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng. Giáo lý của Osho đậm chất phương Đông, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của thiền và sự tỉnh thức, từ đó hướng người tu tập buông bỏ cái tôi, nuôi dưỡng tình thương yêu và đánh thức nguồn năng lượng nguyên thủy từ trong căn cốt.
Cuốn sách “Cuộc hành hương nội tại” viết về cuộc hành trình buông bỏ cái tôi và đánh thức nguồn năng lượng đang ngủ say trong bản thể, dựa trên những chiêm nghiệm của Osho về thiền định.
Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã dấn bước vào một hành trình tìm kiếm. Con người không ngừng đặt câu hỏi. Chân lý là gì? Cuộc sống là gì? Vì sao mà ta lại ở đây? Định mệnh đã an bài cho ta số mệnh thế nào? Con người tầm thường và nhỏ bé, nhưng sự truy vấn nhận thức mang tính bản năng lại biến chúng ta thành những cá thể phi thường - những linh hồn dám bước vào một cuộc hành hương vô tận, không điểm bắt đầu, không nơi kết thúc.
Hành trình tìm kiếm cũng là một hành trình buông bỏ. Buông bỏ cái tôi, sự tham lam, thói ích kỷ, cơn thịnh nộ, những ham muốn cuồng si, những ảo mộng hão huyền. Ta trở về với hư không, tĩnh lặng, chân thực và thuần khiết. Ở nơi sâu thẳm nhất, ta đánh thức nguồn năng lượng đang ngủ say trong bản thể mình. Ta chạm tới điểm tối thượng, thấu triệt những lẽ thiêng liêng và tắm mình trong phước lành.
Khi ấy, mắt sáng lòng trong, ta đã sẵn sàng về cội.
Con người luôn bị thôi thúc phải bước sâu vào nội tâm mình để khám phá nguồn sức mạnh bên trong, từ đó đánh thức tiềm năng thực sự của bản thân. Cuộc tìm kiếm này cũng là cuộc hành hương đi tìm nguồn gốc và ý nghĩa của cuộc đời, của sự tồn tại.
Chúng ta đang ở đây, chúng ta đang sống trong đời - nhưng chúng ta lại không biết cuộc đời thực sự là gì. Chúng ta có thể cảm nhận được năng lượng của mình, nhưng lại không biết nguồn năng lượng ấy đến từ đâu và sẽ hướng đến mục tiêu nào. Với những cảm nhận mơ hồ về sức mạnh nội tâm, chúng ta không ngừng đặt ra các câu hỏi và tiếp tục hành trình tìm kiếm. Thiền tông đã hình tượng hóa chuyến đi này bằng mười bức tranh tìm trâu (Thập mục ngưu đồ), với mỗi bức tranh đại diện cho một bước cụ thể trên hành trình chiêm nghiệm. Khi đã thấu triệt Thập mục ngưu đồ, người hành hương cũng sẽ trở thành một cá nhân tỉnh thức, giác ngộ.
“Cuộc hành hương nội tại” của Osho dẫn dắt chúng ta qua câu chuyện tìm trâu, xen kẽ những bài học nhỏ và sâu sắc về thế tục cũng như miền tâm linh tĩnh lặng. Chúng ta xuất phát từ nhân thế, đi tới hư không, và sau cùng lại trở về nơi hồng trần khói lửa để kết thúc vòng tròn hoàn hảo. Ta sẽ dừng lại ở nơi mình đã bắt đầu, vẫn là chính ta, nhưng căn cốt ta đã biến đổi, tươi mới, trọn vẹn và tuôn tràn năng lượng sống.
Về tác giả
Osho (1931-1990) là một đạo sư người Ấn được hàng triệu người trên thế giới tìm đọc. Hàng trăm cuốn sách cùng vô số bài thuyết giảng của ông về đề tài tâm linh đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng. Giáo lý của Osho đậm chất phương Đông, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của thiền và sự tỉnh thức, từ đó hướng người tu tập buông bỏ cái tôi, nuôi dưỡng tình thương yêu và đánh thức nguồn năng lượng nguyên thủy từ trong căn cốt.