Đấu thuyết Dostoevsky và Kant: Trong “Anh em nhà Karamazov” và “Phê phán lý tính thuần túy”

94.250₫ 145.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 499 sản phẩm

Tác giả: Yakov Emmanuilovich Golosovker

Dịch giả: Lệnh Đình Kha

Hình thức: bìa mềm, 196 trang, 13x20.5cm

Đơn vị phát hành: Công ty Khai Minh & Nxb Văn học, năm 2022

Đấu thuyết Dostoevsky và Kant: Trong “Anh em nhà Karamazov” và “Phê phán lý tính thuần túy”

Lời giới thiệu

Tác giả của tác phẩm này đã khơi gợi sự chú ý của độc giả và đặt ra một câu hỏi mới cho giới phê bình văn học – việc tiếp xúc với quan điểm của Immanuel Kant trong Phê phán lý tính thuần túy[1] đã có ảnh hưởng nhất định đối với tư tưởng của Dostoevsky khi ông viết cuốn tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov”.

Đây không phải là một nghiên cứu phê bình văn học triết học-lịch sử, mà nó được viết dưới dạng những suy tưởng của người đọc về mối liên hệ giữa tiểu thuyết của Dostoevsky với các nguyên lý nền tảng trong học thuyết của Kant về những nghịch lý – cái được cho là mâu thuẫn không thể hòa giải của lý tính thuần túy. Theo Kant, mặc dù những mâu thuẫn đó về mặt vũ trụ học là không thể dung hòa được, nhưng dường như Dostoevsky vén được lớp màn ra và nhìn thấy dưới đó một tầng ý nghĩa đạo đức sâu sắc hơn mà như thể Kant đã che giấu nó.

Tiểu thuyết của Dostoevsky chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong “Dostoevsky và Kant”, nó không chỉ được làm sáng tỏ trong tình tiết diễn biến câu chuyện (bởi độc giả), mà còn trong ý đồ sâu kín (của tác giả), nghĩa là, trong ngụ ý sâu xa của tác phẩm. Nó được tiết lộ cùng lúc như một cuộc bút chiến giữa văn hào Dostoevsky và triết gia Immanuel Kant, như một cuộc đấu tay đôi liên tục giữa các nhân vật trong tiểu thuyết, và như cuộc đấu tay đôi giữa các luận điểm về những nghịch lý của Kant được Dostoevsky nhân cách hóa trong cuốn tiểu thuyết, được gọi là “chính đề” và “phản đề”.

Và thậm chí ngay cả khi quan điểm của Dostoevsky và Kant dường như trùng khớp, cuộc đọ sức toàn diện không những không dừng lại, mà còn bùng lên ngọn lửa mới, vì Dostoevsky khẳng định rằng trong cuộc sống “mọi mâu thuẫn cùng tồn tại bên nhau”, không bao giờ mất đi tính gay cấn của nó.

Chúng ta cũng thấy Dostoevsky đã đọc Kant một cách thấu đáo như thế nào.

Bằng cách chỉ ra cái cách mà Dostoevsky “giải mã” Kant và “giải mã” tiểu thuyết của Dostoevsky, tác giả cuốn sách này đồng thời cho chúng ta một ví dụ về nghệ thuật đọc, về cách nhìn sâu sắc, toàn diện một tác phẩm.

Tất nhiên, cuốn sách “Dostoevsky và Kant” còn gây nhiều tranh cãi, xuất phát một cách tất yếu và tự nhiên từ những vấn đề được đặt ra và bản thân tác phẩm của Dostoevsky. Cũng cần lưu ý rằng ở đây tác giả chỉ phát triển một trong những khía cạnh sáng tạo và thế giới quan của Dostoevsky.

Tác phẩm này được viết dưới ngòi bút bình dân và thú vị. Việc phân tích cặn kẽ đơn thuần một văn bản về những vấn đề triết học phức tạp nhất được thay bằng một kiểu trình bày mang đậm tính văn chương; những suy luận, phân tích biến thành những cuộc đối thoại sống động. Chắc chắn cuốn sách này sẽ thu hút được sự quan tâm của cả các chuyên gia và đông đảo độc giả quan tâm đến tác phẩm của Dostoevsky.

Các tài liệu tham khảo được dựa trên bộ sưu tập mười quyển của văn hào Dostoevsky (Moscow, Goslitizdat, 1956-1958). Ở phần chú thích cuối trang, chữ số đầu tiên ký hiệu quyển, chữ số thứ hai cho biết trang nào được sử dụng.

Các trích dẫn “Phê phán lý tính thuần túy” của Kant được lấy trong bản dịch của N. Lossky (Petrograd, M.M. Stasyulevich, năm 1915, tái bản lần 2).

Trong ngoặc vuông là giải thích bổ sung, trong ngoặc tròn (…) là phần đã được lược bỏ.

                                                                          N.K. Gudzy

Nhà xuất bản Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

Về tác giả Golosovker

Yakov Emmanuilovich Golosovker (1890-1967) - là triết gia, nhà văn, thông dịch gia người Xô-viết. Ông tốt nghiệp Khoa Lịch sử và Ngữ văn tại Đại học Hoàng gia St. Volodymyr ở Kiev (1913), nhưng luận án của ông lại bàn về thơ Sappho và triết học của Rickert. Các tác phẩm của Golosovker về triết học ngôn ngữ, các vấn đề của trí tưởng tượng, triết học tôn giáo và văn hóa văn còn giá trị cho đến ngày nay. Với Golosovker, “Triết học là một nghệ thuật, rất đặc biệt và không dẻ được tiết lộ, nhưng nó không phải là một khoa học”.

Các tác phẩm chính:

  • Lời bài hát của Hellas cổ đại trong bản dịch của các nhà thơ Nga, 1935.

  • Thi pháp và mỹ học của Hokerlin, 1961.

  • Dostoevsky và Kant, 1963.

  • Logic của thần thoại cổ đại, 1987.

  • Trí tưởng tượng tuyệt đối, 2012.

 


[1] Phê phán lý tính thuần túy là tác phẩm quan trọng của Immanuel Kant (1724-1804), đồng thời cũng là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức, tác phẩm kinh điển của triết học và của văn hóa thế giới. Cuốn sách được nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn dịch đầy đủ sang tiếng Việt và được chú giải công phu. Immanuel Kant, Phê phán lý tính thuần túy, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb. Văn học, 2004 – Người biên tập (BT).

 

zalo