Tôi viết cuốn sách này để tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh trong Chiến tranh Đông Dương. Tôi xin kính tặng cho Trung úy René Faure, một cựu chiến binh đặc biệt, người Pháp đã hy sinh tại Bắc Ninh (miền Bắc) vào ngày 6 tháng 7 năm 1946, và mong rằng tất cả những gì ông đã hy sinh không bị vô nghĩa, đặc biệt là không phải vì hoạt động buôn lậu và tiền Pháp.
Trong những ngày đầu tháng 3 năm 1946, Trung đoàn của chúng tôi đóng tại khu vực Hạnh Thông Tây, miền Nam, được chỉ định ra miền Bắc. Chúng tôi sẽ được thay thế bởi một Trung đoàn của quân Lê dương. Một buổi chiều, tôi được gọi khẩn cấp về Bộ chỉ huy Tiểu đoàn nơi Thiếu tá C... ra lệnh cho tôi cùng đồng đội (Tôi chỉ huy một toán quân của Tiểu đoàn) đi trên hai chiếc xe dodge và chạy xuống đường Hóc Môn. Đại úy E... của Đại đội N... vừa bị bắt trong một trận phục kích, cùng với Trung tá chỉ huy quân đoàn (người đã đến Sài Gòn một ngày trước). Chiếc xe dodge cùng với chiếc xe jeep của họ không bị bắt. Chỉ còn lại họ với hai linh Lê dương.
Khi đến nơi được cho là điểm phục kích chừng vài trăm mét, chúng tôi dàn quân ra dọc đường, được chào đón bằng một vài phát súng, sau đó không thấy gì và chúng tôi tìm thấy họ ở phía bên kia cái hố. Chiếc xe jeep bị cháy, lật nhào trên ruộng lúa, cách đó vài mét, bốn thi thể bị cắt xẻo, cắm trên những cây chông, khuôn mặt của họ bị biến dạng do những cú đánh của báng súng, tay chân của họ bị chém và bị cắt xẻo bằng dao rựa. Trên đường đi, chúng tôi thấy rải rác đạn và vỏ đạn của súng máy Mỹ. (Vài tuần trước đó, đội của tôi đã chiến đấu và thu giữ một khẩu súng tiểu liên của Mỹ vào tháng 7 năm 1945).
Đây là những cái chết mà ta thường gặp ở Đông Dương. Một cái chết thường tàn khốc, nhưng người ta nói rất nhẹ nhàng vì nó nhanh chóng kết thúc bởi những khẩu súng mà đối phương đã nhập khẩu... bằng tiền của nước Pháp chúng ta! Cuộc chiến ở Đông Dương là những vũ trường Sài Gòn, những cô gái và ánh đèn và chính Đại úy E..., Đại tá X... cùng hai binh linh trong một trận phục kích, đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đã bỏ mạng.
Xin Và đó là lý do tại sao tôi không thể giữ im lặng. Tôi không muốn làm hại bất cứ ai bằng cách viết cuốn sách này, mà chỉ đơn giản là công bố một sự thật. Trong bốn năm, tôi đã cố gắng chấm dứt tình trạng này, khi đã thông báo tất cả những người mà tôi có thể tiếp cận. Kết quả thật vô vọng vì bị phủ nhận. Giờ đây, vào thời điểm hiện tại, người ta đã chứng minh rằng nếu lưu thông bằng đô la và tiền Đông Dương chấm dứt vào năm 1948 và 1949 thì chiến tranh có lẽ đã kết thúc hơn hai năm trước. Trong mọi trường hợp, nước Pháp sẽ không phải gánh chịu thiệt hại về cả sinh mạng, tiền tệ, vật chất này khiến cuộc chiến ở Đông Dương trở thành một “sự tổn thất” lên tới hàng nghìn tỷ và 50.000 thanh niên, hăng hái và tràn đầy sức sống, bởi vì họ đã hy sinh trong cuộc chiến.
Hiện ra trước mắt tôi là hình ảnh René đã thiệt mạng vì một viên đạn vào đầu và Đại úy E... và đồng đội của ông ta đang hấp hối, dưới cái nắng như thiêu đốt trên đường đến Hóc Môn. Đó là lý do tôi viết cuốn sách này.