Được xem là một trong mười tác phẩm triết học vĩ đại nhất thế kỷ XX, Gọi Tên và Tính Ắt Phải đã thay đổi triết học mãi mãi. “Khi được xuất bản lần đầu tiên…, những bài giảng này đã làm đảo lộn giới triết học phân tích. Mọi người hoặc giận dữ, hoặc hồ hởi, hoặc hoàn toàn bối rối. Không ai thờ ơ được. Lần tái bản đáng hoan nghênh này trong một tập riêng biệt (với lời tựa mới giúp ích, nhưng không có thay đổi đáng kể nào) đã mang đến cơ hội nhìn lại một tác phẩm cổ điển hiện đại và nói ra được lý do tại sao nó lại gây sốc và có tính giải phóng đến vậy. . . .
“Gọi tên và Tính ắt phải đưa ra một cách suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới vốn cho phép xử lý theo cách chính thức và nghiêm ngặt các khái niệm như 'ý nghĩa', 'chân lý' và 'sự rép' như cách xử lý của Russell và Frege. Không ai có thể tin rằng sự khéo léo, tinh xảo – điều mà Kripke gọi là “sự cố kết bên trong kỳ diệu” của ngữ nghĩa Frege-Russell lại có thể được nhân đôi sau khi mọi thứ bị đảo lộn. Nhưng Kripke đã chỉ ra cách giải quyết điều đó, và giờ đây các triết gia phải bận rộn viết lại toàn bộ nghĩa học (và phần lớn nhận thức luận) theo lời lẽ của Kripke.”
Những bài giảng của Kripke “đã đem lại một bước ngoặt trong sự phát triển gần đây của triết học. . . . Cái thấy thẳng xuyên thấu của Kripke. . ., và ông đã xuất sắc khi đưa ra các ví dụ đầy tính gợi ý nhằm kiểm lại tính hợp lý của một lý thuyết nào đó, đảm bảo rằng các chủ đề mà ông đụng vào thì không bao giờ có thể giống như xưa nữa.”
Trong triết học về ngôn ngữ, Gọi tên và Tính ắt phải là một trong những tác phẩm quan trọng nhất từ trước đến nay, được xếp ngang hàng với tác phẩm cổ điển của Frege vào cuối thế kỷ XIX, với Russell, Tarski và Wittgenstein trong nửa đầu thế kỷ XX. . . Gọi tên và Tính ắt phải đóng một vai trò quan trọng trong việc bác bỏ góc nhìn ngầm lấp nhưng phổ biến - rất phổ biến trong những nhà triết học ngôn ngữ dời thường – [rằng] triết học không gì khác hơn là phân tích ngôn ngữ.
𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐭𝐚́𝐜 𝐠𝐢𝐚̉ 𝐒𝐚𝐮𝐥 𝐊𝐫𝐢𝐩𝐤𝐞
Saul Aaron Kripke (1940 – 2022) là một nhà triết học và nhà logic học người Mỹ theo truyền thống phân tích. Ni là giáo sư triết học tại Graduate Center of the City University of New York và giáo sư danh dự tại Đại học Princeton. Ngay từ những năm 1960, Kripke đã là khuôn mặt trung tâm trong một số lĩnh vực liên quan đến logic toán, logic modal, triết ngôn ngữ, triết toán, siêu hình học, mặt biết hiểu và thuyết đệ quy. Phần lớn tác phẩm của ni vẫn chưa được xuất bản hoặc chỉ tồn tại dưới dạng băng ghi âm và bản thảo được lưu hành nội bộ. Kripke đã có những đóng góp hết sức ảnh hưởng và độc sáng cho logic, đặc biệt là logic modal. Đóng góp chính của ông là ngữ nghĩa học cho logic modal liên quan đến những thế giới có thể, hiện nay gọi là ngữ nghĩa học Kripke. Ni đã nhận được giải thưởng Schock năm 2001 về logic và triết học. Kripke cũng góp vai trò một phần trong việc hồi sinh siêu hình học, sau sự suy thoái của thực chứng lôgic: cho rằng tính ắt phải là một khái niệm siêu hình khác biệt với khái niệm trước nghiệm về nhận thức [luận].
Saul Kripke là con cả trong số ba người con của Dorothy K. Kripke (môt giáo sĩ Do thái) và Rabbi Myer S. Kripke. Cha của ni là lãnh đạo của Giáo đường Do thái Beth El, giáo đoàn bảo thủ duy nhất ở Omaha, Nebraska; mẹ của ni đã viết sách giáo dục cho trẻ em bằng tiếng Do thái. Saul và hai chị gái của mình, Madeline và Netta, học tại trường Dundee và trường trung học Omaha Central. Kripke được coi là thần đồng, một thần đồng thực sự, xuất chúng và quý giá đến nỗi những thần đồng mà ta thường gọi chỉ là những cái bóng nhạt nhoà bên cạnh thần đồng Kripke.
Thông tin về dịch giả Trần Đình Thắng
Trần Đình Thắng đã miệt mài dịch Wittgenstein như một đam mê và thách thức bản thân. Từ việc dịch Luận văn Logic-Triết học đến Những tìm sâu Triết học, Trần Đình Thắng dường như đã mang tư tưởng của Wittgenstein đến Việt Nam một cách trọn vẹn. Bản dịch Những tìm sâu Triết học quả thực rất công phu với mục lục chi tiết hơn so với bản gốc, phân thành các chương cho phép người đọc dễ dàng tìm kiếm, bảng chỉ mục khá dài (gần 40 trang), bảng từ vựng đối chiếu Anh-Việt, Việt- Anh đủ làm cơ sở xây dựng từ điển Wittgenstein sau này.
Điều đặc biệt là Trần Đình Thắng đã hạn chế tối đa thuật ngữ Hán-Việt trong cuốn sách triết học này (đồng thời với việc xây dựng từ điển Wittgenstein), cách làm này chắc sẽ khiến người đọc ít nhiều ngỡ ngàng hoặc sốc.
Như nhà nghiên cứu Phạm Tấn Xuân Cao đã nhận xét: “Với tôi, đây là một ca rất hiếm trong việc chuyển ngữ các kinh điển triết học phương Tây về Việt Nam. Trước đây từng có dịch giả Nguyễn Quỳnh ở Mỹ, người cũng đã nỗ lực sử dụng tiếng Việt đến mức tối đa để chuyển ngữ Wittgenstein hay Husserl, nhưng phải đến Trần Đình Thắng, một tay dịch rất can đảm khi mà qua bản dịch đầu tiên tiến hành chuyển ngữ kiệt tác thời kỳ đầu của Wittgenstein đã cố gắng làm nên một bản dịch đậm chất tiếng Việt nhất có thể, và sự can đảm ấy, ở bản dịch dưới đây, không những góp phần hoàn thiện, về cơ bản, chân dung Wittgenstein ở Việt Nam, mà còn xác lập cả phong cách dịch khó có thể lẫn lộn vào đâu được ngay từ tiêu đề tác phẩm, dịch Untersuchungen ra thành “những tìm sâu” thì tôi bái phục."
𝐌𝐮̣𝐜 𝐥𝐮̣𝐜 𝐬𝐚́𝐜𝐡
Viết tắt/ký hiệu
Từ mới thay cho từ Sứ Việt
Lời người dịch (gồm tóm tắt tác phẩm)
Tựa
Bài giảng 1. 20 Tháng giêng 1970
Bài giảng 2. 22 Tháng giêng 1970
Bài giảng 3. 29 Tháng giêng 1970
Phụ lục
Vài tơm lõi
Bảng trỏ