Lịch Sử Văn Học Đương Đại Trung Quốc ( Bìa Cứng) - Hồng Tử Thành

409.000₫
Trạng thái: Hết hàng

Tác giả: Hồng Tử Thành

Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn

Nhà xuất bản: Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Số trang:  735

Hình thức: Bìa mềm

Thể loại: Văn học - Nghệ Thuật.              

 

Lịch Sử Văn Học Đương Đại Trung Quốc (Bìa Cứng) - Hồng Tử Thành

Cuốn sách này tiếp tục sử dụng khái niệm “văn học đương đại” được căn cứ theo tình hình thực tế của lĩnh vực nghiên cứu văn học sử hiện nay. Mặc dù cũng có thể lựa chọn những phương thức phân kỳ văn học hay khái niệm mới về thời kỳ văn học, ví dụ như phạm trù “văn học Trung Quốc thế kỷ XX” hiện đang được sử dụng rộng rãi, song đó không phải sự thay thế danh xưng và phân kỳ giản đơn. Đối với tác giả cuốn sách này, căn cứ logic nội tại và thực tiễn văn học sử của sự thay đổi này cần được nghiên cứu và nhận thức một cách kỹ lưỡng và sâu sắc. Một nguyên nhân khác của việc tiếp tục sử dụng khái niệm “văn học đương đại” là bởi nó bao hàm cả những phương pháp phân kỳ hữu quan và có lý do để tiếp tục tồn tại, cụ thể là việc có thể trở thành góc nhìn hữu dụng trong việc nắm bắt tình hình văn học Trung Quốc thế kỷ XX. Vì vậy, trong cuốn sách "Lịch sử văn học đường đại Trung Quốc" này, “văn học đương đại Trung Quốc” trước hết chỉ văn học Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.

Thứ đến, khái niệm này còn chỉ nền văn học nảy sinh trong bối cảnh lịch sử đặc thù của chủ nghĩa xã hội”, do đó chỉ giới hạn trong phạm vi của “Trung Quốc đại lục”; Việc làm thế nào để nền văn học của các khu vực như Đài Loan, Hongkong và nền văn học của Trung Quốc đại lục trở thành một "thể thống nhất” thay vì sự lắp ghép giản đơn cần được giải quyết bằng cách đưa ra một mô hình văn học sử khác. Một tầng hàm nghĩa khác của khái niệm “văn học đương đại” được vận dụng trong cuốn sách này là về thời gian của nó, cụ thể: “văn học đương đại” được tính từ thời điểm xu hướng “nhất thể hoá” của nền văn học mới sau phong trào “Ngũ Tứ” được thực hiện một cách toàn diện cho đến khi sự “nhất thể hoá” này bị giải thể. Trải qua sự cải tạo của văn học vùng giải phóng vào thập niên 1940, hình thái của “văn học cánh tả” (hay “văn học cách mạng”) của Trung Quốc cũng như các quy phạm văn học tương ứng của nó (phương hướng, đường lối phát triển của văn học, quy định về sáng tác, xuất bản và tiếp nhận văn học) đã dựa vào ảnh hưởng thời đại của mình và sức mạnh khống chế của quyền lực chính trị để trở thành hình thái và quy phạm duy nhất được tồn tại một cách hợp pháp trong suốt hai thập niên từ 1950 đến 1970. Phải đến thập niên 1980, cục diện văn học này mới có sự thay đổi.

Trong quá trình nghiên cứu cụ thể, cuốn sách này sẽ chia vấn đề văn học đương đại Trung Quốc thành hai phần thượng và hạ. Phần thượng chủ yếu trình bày về vấn đề những quy phạm văn học đặc thù đã giành được địa vị chi phối tuyệt đối như thế nào cùng đặc trưng cơ bản của hình thái văn học này. Phần hạ chỉ rõ sự suy thoái và tan rã dần dần của những quy phạm đặc thù cùng địa vị chi phối của nó, cũng như quá trình phân hoá và tái cấu trúc của cục diện văn học.

-Trích Lời nói đầu

Sách Lịch Sử Văn Học Đương Đại Trung Quốc của tác giả Hồng Tử Thành

Thông tin về tác giả Hồng Tử Thành

Hồng Tử Thành, người Yết Dương, Quảng Đông. Sinh năm 1939. Năm 1961, tốt nghiệp Khoa Tiếng Trung, Đại học Bắc Kinh và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về văn học Trung Quốc đương đại và thơ mới Trung Quốc. Năm 1993, được bổ nhiệm làm Giáo sư Khoa Tiếng Trung.

Các công trình chủ yếu: Tổng quan văn học Trung Quốc đương đại (viết chung), Vấn đề nghệ thuật trong văn học Trung Quốc đương đại, Tư thế của nhà văn và ý thức tự ngã, Lịch sử thơ mới Trung Quốc đương đại (viết chung), Khái quát văn học Trung Quốc đương đại, 1956: Thời đại Trăm hoa, Lịch sử văn học Trung Quốc đương đại, Vấn đề và phương pháp - Bài giảng nghiên cứu lịch sử văn học Trung Quốc đương đại, Văn học và tự thuật lịch sử...

 

zalo