Wittgenstein thực sự tin rằng, với tác phẩm này của mình, ông đã thanh toán tất cả những vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết trong triết học. Tác phẩm trở thành Kinh Thánh của nhóm Vienna, và đã ảnh hưởng đến triết học trọn một thế kỷ.
Nhận xét:
"Nhưng xây dựng một lý thuyết logic mà không có điểm sai trầm trọng nào thì rõ ràng đã thực hiện được một công trình rất khó và quan trọng. Công lao này, theo tôi, thuộc về cuốn sách của Wittgenstein mà không triết gia nghiêm túc nào có thể bỏ qua" - Bertrand Russell
"Bất cứ ai muốn nắm bắt những quan điểm hậu kỳ của Wittgenstein về triết học, niềm tin của ông về bản chất của tư tưởng và ngôn ngữ và những ý tưởng không thể bỏ qua của ông (đôi khi lộn xộn và thường thì rối rắm) trong triết học về tâm trí, tốt nhất là bắt đầu ở cuốn sách này" - The Guardian
"Sách này đề cập đến các vấn đề triết học và tôi tin rằng, nó cho thấy phương pháp đặt vấn đề ở đây dựa trên sự hiểu sai về logic của ngôn ngữ chúng ta. Toàn bộ ý nghĩa của nó có thể được tóm tắt như sau: Điều có thể nói được thì có thể nói một cách rõ ràng; và ta phải im lặng về những gì không thể nói được" - Wittgenstein
Tác giả Ludwig Wittgenstein
Ludwig Wittgenstein (1889 - 1951). Được coi là một triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ XX, Ludwig Wittgenstein đóng vai trò trung tâm, gây tranh cãi, trong triết học phân tích thế kỷ XX.
Hiện nay, ông vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tư tưởng triết học trong các chủ đề đa dạng như logic và ngôn ngữ, nhận thức và ý định, đạo đức và tôn giáo, mỹ học và văn hóa.
Xem tất cả sách của tác giả Ludwig Wittgenstein
Thông tin dịch giả Trần Đình Thắng
Dịch giả Trần Đình Thắng là người đầu tiên đem Wittgenstein tới Việt Nam một cách chính thức qua việc dịch và xuất bản cuốn Luận văn Logic-Triết học (NXB Đà Nẵng - Domino Books). Tác phẩm này được nhóm Vienna (với các nhà triết học M.Schlick, G. Bergmann, R. Carnap, K. Godel, F. Waismann...) xem như “kinh thánh”. Tuy nhiên, chính tác phẩm Những tìm sâu Triết học (Philosophical Investigations) mới là công trình mang lại Wittgenstein danh hiệu “Triết gia của những triết gia”.
Việc chuyển ngữ hai cuốn sách thứ hai của Wittgenstein đã là một việc dũng cảm, như dịch giả nói: “Thực sự, cả Luận văn Logic-Triết học lẫn Những tìm sâu Triết học đều rất khó hiểu đối với phần lớn người đọc bình thường, chưa kể những trở ngại về ngôn ngữ ký hiệu logic trong Luận văn Logic-Triết học và lối ngôn ngữ đời thường ngây thơ chết người trong Những tìm sâu Triết học. Luận văn Logic-Triết học và Những tìm sâu Triết học thuộc về các giai đoạn khác nhau trong tiến trình tư tưởng của Wittgenstein song Luận văn Logic-Triết học khá ngắn với khoảng 80 trang, được viết có hệ thống và mỗi câu được viêt dưới dạng một cách ngôn.”
Trần Đình Thắng đã miệt mài dịch Wittgenstein như một đam mê và thách thức bản thân. Từ việc dịch Luận văn Logic-Triết học đến Những tìm sâu Triết học, Trần Đình Thắng dường như đã mang tư tưởng của Wittgenstein đến Việt Nam một cách trọn vẹn. Bản dịch Những tìm sâu Triết học quả thực rất công phu với mục lục chi tiết hơn so với bản gốc, phân thành các chương cho phép người đọc dễ dàng tìm kiếm, bảng chỉ mục khá dài (gần 40 trang), bảng từ vựng đối chiếu Anh-Việt, Việt- Anh đủ làm cơ sở xây dựng từ điển Wittgenstein sau này.
Điều đặc biệt là Trần Đình Thắng đã hạn chế tối đa thuật ngữ Hán-Việt trong cuốn sách triết học này (đồng thời với việc xây dựng từ điển Wittgenstein), cách làm này chắc sẽ khiến người đọc ít nhiều ngỡ ngàng hoặc sốc.
Như nhà nghiên cứu Phạm Tấn Xuân Cao đã nhận xét: “Với tôi, đây là một ca rất hiếm trong việc chuyển ngữ các kinh điển triết học phương Tây về Việt Nam. Trước đây từng có dịch giả Nguyễn Quỳnh ở Mỹ, người cũng đã nỗ lực sử dụng tiếng Việt đến mức tối đa để chuyển ngữ Wittgenstein hay Husserl, nhưng phải đến Trần Đình Thắng, một tay dịch rất can đảm khi mà qua bản dịch đầu tiên tiến hành chuyển ngữ kiệt tác thời kỳ đầu của Wittgenstein đã cố gắng làm nên một bản dịch đậm chất tiếng Việt nhất có thể, và sự can đảm ấy, ở bản dịch dưới đây, không những góp phần hoàn thiện, về cơ bản, chân dung Wittgenstein ở Việt Nam, mà còn xác lập cả phong cách dịch khó có thể lẫn lộn vào đâu được ngay từ tiêu đề tác phẩm, dịch Untersuchungen ra thành “những tìm sâu” thì tôi bái phục."