Những Tìm Sâu Triết Học - Ludwig Wittgenstein

310.500₫ 345.000₫
Trạng thái: Hết hàng

Tác giả: Ludwig Wittgenstein

Dịch giả: Trần Đình Thắng; Đào Thị Hồng Hạnh;

Ngày xuất bản: 09 - 2019

Kích thước: 15.5 x 23.5 cm

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 508

Những Tìm Sâu Triết Học - Ludwig Wittgenstein

Ngay sau khi xuất bản vào năm 1953, Những Tìm Sâu Triết Học của Ludwig Wittgenstein đã được ca ngợi là một kiệt tác, và những năm tiếp theo đó đã xác nhận đánh giá ban đầu này. Ngày nay nó được thừa nhận rộng rãi là tác phẩm triết học quan trọng nhất của thế kỷ XX.

Bản dịch tiếng Việt này đã dựa trên ấn bản lần tư, do hai chuyên gia chuyên về Wittgenstein là Peter Hacker và Joachim Schulte, họ đã thêm những thay đổi biên tập quan trọng vào trong các ấn bản trước của tác phẩm này nhằm thể hiện ý định ban đầu của Wittgenstein: sắp xếp lại các nốt của Wittgenstein, chỉnh sửa cho bản gốc Đức, và đánh số lại tất cả các nhận xét trong Phần 2 đồng thời đặt tên lại là “Triết học Tâm lý – Một phân đoạn”. Các thay đổi, chỉnh sửa sâu rộng cũng áp dụng cho cả bản dịch tiếng Anh ban đầu của G. E. M. Anscombe.

Được coi là một triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Ludwig Wittgenstein đóng vai trò trung tâm, gây tranh cãi, trong triết học phân tích thế kỷ 20. Hiện nay, ông vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tư tưởng triết học trong các chủ đề đa dạng như logic và ngôn ngữ, nhận thức và ý định, đạo đức và tôn giáo, mỹ học và văn hóa.

Theo Stanford Encyclopedia of Philosophy – Mục Wittgenstein

Được tóm gọn trong khoảng 700 nhận xét, tác phẩm Những tìm sâu triết học của Wittgenstein là kho báu cho những ai muốn tư duy một cách cẩn thận về đối tượng, ngôn ngữ, ký hiệu, loại |phạm trù| và các chủ đề khác, đặc biệt là các ứng dụng logic cấu trúc trong lập trình máy tính.
Qua những nhận xét ngắn gọn, người đọc có thể tự đặt ra các câu hỏi cơ bản về cách ngôn ngữ quợt trong các tình huống đời thường, và cách các ký hiệu quợt để biểu diễn thế giới chúng ta.
Bất cứ ai tìm sâu về Trí Khôn Người Tạo (AI) và muốn tìm hiểu về ngôn ngữ con người sẽ bị thu hút bởi những ý tưởng của Wittgenstein về ký hiệu và ngôn ngữ; cũng như sự rọi sáng vào cách phân loại |phạm trù| tốt liên hệ đến các đối tượng và sự vật đời thường sẽ giúp ích nhiều cho các tay thiết kế phần mềm hướng đối tượng (OOD).

Richard Dragan

Một số người cho rằng về lâu dài, di sản của Wittgenstein mỗi lúc sẽ có giá trị hơn. Có lẽ sẽ như thế. Wittgenstein, là một nhà tư tưởng có sức thu hút như một lãnh tụ tôn giáo, vẫn lôi cuốn những người cuồng tín,  và những người này sẽ dành cả cuộc đời để rồi không đồng ý với nhau về ý nghĩa thực sự của tư tưởng của ông. Người anh hùng của tôi, là người đã cho ta thấy những cách thức mới để nghi ngờ những niềm tin của chính ta khi đối mặt với những bí ẩn của tâm trí. Lần đọc đầu tiên với Luận về Logic–Triết học (Tractatus) hay Những Tìm Sâu Triết Học (Philosophical Investigation) sẽ là lần trải nghiệm thênh thang và phấn khởi. Đây là một kiểu hình tư duy quá dữ dội, quá tinh ròng, quá tự phê phán đến nỗi ngay cả những sai lầm của nó cũng là những món quà tặng.

Daniel C. Dennett, Ludwig Wittgenstein trong Time Magazine, The Century's Greatest Minds, March 29, 1999, trang 88-90)

Wittgenstein có lẽ là ví dụ hoàn hảo nhất mà tôi từng biết về thiên tài theo góc nhìn truyền thống: đam mê, sâu sắc, dữ dội và áp đảo.

                                                                              Bertrand Russell

Thông tin dịch giả Trần Đình Thắng

Trần Đình Thắng đã miệt mài dịch Wittgenstein như một đam mê và thách thức bản thân. Từ việc dịch Luận văn Logic-Triết học đến Những tìm sâu Triết học, Trần Đình Thắng dường như đã mang tư tưởng của Wittgenstein đến Việt Nam một cách trọn vẹn. Bản dịch Những tìm sâu Triết học quả thực rất công phu với mục lục chi tiết hơn so với bản gốc, phân thành các chương cho phép người đọc dễ dàng tìm kiếm, bảng chỉ mục khá dài (gần 40 trang), bảng từ vựng đối chiếu Anh-Việt, Việt- Anh đủ làm cơ sở xây dựng từ điển Wittgenstein sau này.

Điều đặc biệt là Trần Đình Thắng đã hạn chế tối đa thuật ngữ Hán-Việt trong cuốn sách triết học này (đồng thời với việc xây dựng từ điển Wittgenstein), cách làm này chắc sẽ khiến người đọc ít nhiều ngỡ ngàng hoặc sốc.

Như nhà nghiên cứu Phạm Tấn Xuân Cao đã nhận xét: “Với tôi, đây là một ca rất hiếm trong việc chuyển ngữ các kinh điển triết học phương Tây về Việt Nam. Trước đây từng có dịch giả Nguyễn Quỳnh ở Mỹ, người cũng đã nỗ lực sử dụng tiếng Việt đến mức tối đa để chuyển ngữ Wittgenstein hay Husserl, nhưng phải đến Trần Đình Thắng, một tay dịch rất can đảm khi mà qua bản dịch đầu tiên tiến hành chuyển ngữ kiệt tác thời kỳ đầu của Wittgenstein đã cố gắng làm nên một bản dịch đậm chất tiếng Việt nhất có thể, và sự can đảm ấy, ở bản dịch dưới đây, không những góp phần hoàn thiện, về cơ bản, chân dung Wittgenstein ở Việt Nam, mà còn xác lập cả phong cách dịch khó có thể lẫn lộn vào đâu được ngay từ tiêu đề tác phẩm, dịch Untersuchungen ra thành “những tìm sâu” thì tôi bái phục."

zalo