Siêu Hình Tình Yêu - Siêu Hình Sự Chết - Arthur Schopenhauer

54.400₫ 68.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 83 sản phẩm

Tác giả: Arthur Schopenhauer

Dịch giả: Hoàng Thiên Nguyễn

Hình thức: Bìa mềm, 207 trang

Nhà xuất bản: NXB Dân Trí, 2023

Siêu Hình Tình Yêu - Siêu Hình Sự Chết - Arthur Schopenhauer

Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết là một tập của bộ sách Thế giới như là ý chí và biểu tượng, được xem là một kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer. Tác phẩm đưa ra quan điểm của Schopenhauer về hai vấn đề quan trọng nhất của con người: tình yêu và cái chết.

Ông đặt ra để rồi trả lời, theo cách riêng của mình, những câu hỏi muôn đời ai cũng thắc mắc: điều gì khiến tình yêu tồn tại, sự mê đắm một nhan sắc là sao, khoái lạc ám ảnh gì đến con người, khao khát sống nhưng sao cũng có khi muốn kết thúc nó tức thì, cố gắng chiếm hữu làm gì giữa cuộc đời ngắn ngủi quá chừng…?

Thú vị bởi lẽ đề cập đến những vấn đề kinh điển, thu hút bởi một lối văn chương triết học cuốn hút, Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết mang một nỗi bi quan chân thực về kiếp sống con người.

Cảm nhận về Arthur Schopenhauer tác giả cuốn sách Siêu Hình Tình Yêu - Siêu Hình Sự Chết

“Đánh giá các quan điểm siêu hình của Schopenhauer, các triết gia đương đại cho rằng ở Schopenhauer có những nhận định giống các nhà duy tâm như Selinh hay Phichtơ. Ông cũng tìm cách khám phá bí mật của thế giới trong bản thân cái tôi, giống như Phichtơ nói bản chất của cái tôi là ý chí và sẽ nhìn thấy ở giới tự nhiên và tinh thần một sức mạnh vô thức, có khả năng kiến tạo và thúc đẩy. Nhưng cái khác ở Schopenhauer là ở chỗ: trong khi đối với các nhà duy tâm thì cái cuối cùng và tuyệt đối là tinh thần, ý niệm, lý trí phát triển trong một quá trình vận động hướng đích, thì đối với Schopenhauer lại là một ý chí mù lòa, một cội nguồn thế giới phi lý tính và ngược lại với lý trí. Đối với ông, thế giới không phải là lôgic hay phi lôgic, mà là phản lôgic, lý trí là công cụ của ý chí phi lý tính. Chính ở điểm này Schopenhauer đã phá vỡ mạch tư duy xưa nay về sự hài hòa của một thế giới chỉnh thể. Và, ông đã thực sự là người thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa lạc quan sang chủ nghĩa bi quan. Công lao mãi mãi của ông đối với giới triết học là ở chỗ: chính ông đã hướng triết học vào chiều sâu thăm thẳm nằm phía dưới tầng ý thức của con người, và với châu Âu, ông là người đã mở đường cho triết học và tâm lý học vô thức ra đời và phát triển.” - Quang Chiến, Viện Triết học

Trích dẫn sách Siêu Hình Tình Yêu - Siêu Hình Sự Chết

"...Chết là cái phút giải thoát của bản tính riêng biệt của cá tính, cái bản tính chẳng phải làm cái nhân thâm hậu nhất cho bản thể ta, mà đúng ra phải coi như một sự lạc lõng của bản thể... Vẻ bình thản trên nét mặt của phần lớn những người chết hình như phát xuất từ đó... Nói chung cái chết của mọi người thiện đều thanh thản nhẹ nhàng... Cái kiếp sống mà chúng ta biết, họ vui vẻ từ bỏ: cái mà họ thu hoạch được thay cho đời sống đối với chúng ta chả là gì cả, vì kiếp sống của chúng ta, so với kiếp sống kia chả là gì cả. Phật giáo mệnh danh kiếp sống đó là Niết bàn, nghĩa là tịch diệt..."

"...Nếu giờ đây, ta nhìn sâu vào cái náo nhiệt của đời sống, ta thấy mọi con người bị giày vò bởi những đau khổ lo âu của kiếp sống này, ra sức thoả mãn các nhu cầu vô tận... để không mong mỏi gì hơn là bảo tồn cái kiếp sống cá nhân quằn quại trong một thời gian ngắn ngủi. Thế mà giữa cảnh hỗn loạn ấy, ta bắt gặp bốn mắt giao nhau đầy thèm muốn của đôi nhân tình. – Nhưng tại sao lại phải nhìn trộm, sợ sệt, lén lút? – Bởi vì đôi nhân tình kia là những kẻ phản bội thầm lén tìm cách lưu tồn tất cả cái khốn khổ nếu không có họ tất phải chấm dứt; họ muốn ngăn cản không cho chúng dứt; cũng như các kẻ giống họ từng làm trước họ..."

Thông tin tác giả

Tác giả Arthur Schopenhauer

Arthur Schopenhauer

Sinh (1788 – 1860): là một nhà triết học duy tâm người Đức. Ông là một trong những nhà tư tưởng phương Tây thế hệ đầu chia sẻ nhiều điểm chung với triết học Ấn Độ, chẳng hạn như sự khổ tu, sự chối bỏ bản thân, và ý niệm cho rằng thế giới là sự phô chiếu ảo ảnh. Một số học giả coi các công trình triết học của ông là ví dụ điển hình của chủ nghĩa bi quan triết học. Lý thuyết siêu hình của ông chính là nền tảng cho các tác phẩm về đề tài tâm lý học, mỹ học, đạo đức học và chính trị học, Phật học những tác phẩm đã để lại tầm ảnh hưởng tới các danh nhân sau này như Friedrich Nietzsche, Wagner, Ludwig Wittgenstein, Sigmund Freud và nhiều người khác.

zalo