Phần thứ hai giới thiệu kinh Upanishad. Với mỗi bộ kinh, các tác giả đều giới thiệu khái quát về niên đại, nguồn gốc, kết cấu, nội dung cơ bản và sau đó là toàn bộ nội dung của kinh văn gốc được biên dịch, chú giải. Ngoài ra, cuốn sách còn có thêm phần từ vựng, giúp bạn đọc nắm một cách cơ bản một số từ, khái niệm cổ được sử dụng trong cuốn sách.
Thông qua những bộ kinh này, người đọc sẽ có thêm nhiều hiểu biết về nhân sinh quan, vũ trụ quan của người Ấn Độ cổ, cũng như cuộc sống hàng ngày, mong ước của họ, những giá trị mà họ hướng tới…Đồng thời, bạn đọc sẽ thấy rằng, tư tưởng của chúng không chỉ có ý nghĩa triết học tôn giáo, ý nghĩa văn chương mà còn có ý nghĩa cả về luân lý, đọc đức; hơn thế, rộng lớn hơn là giá trị văn hóa của nó. Nó được coi là một trong những cội nguồn tư tưởng của nền văn minh Ấn Độ, là hệ tư tưởng truyền thống thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ cổ, là cơ sở triết lý cho một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ.
Mang ý nghĩa, giá trị to lớn cùng với sự ảnh hưởng sâu rộng của nền triết học Ấn Độ đến Việt Nam, cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng và tôn giáo cổ Ấn Độ từ sự tiếp cận trực tiếp với các kinh văn gốc.