Bởi vì có sự ham muốn, bởi vì trong sự có mặt của triết học có sự vắng mặt triết học, có sự chết trong cái sống thực; và cũng bởi vì có cái vẫn chưa là quyền lực, là quyền lực của chúng ta; có sự từ bỏ, sự đánh mất ý nghĩa của cái gì chúng ta tưởng rằng đã sở đắc và khoảng cách giữa kết quả và hành động, giữa lời nói và biểu đạt và rốt cuộc bởi vì ta không thể lảng tránh điều này bằng lời nói, chứng thực cho sự hiện tiền của cái khiếm diện. Quả thực, làm sao không làm triết học cho được?
Cuốn sách này gồm bốn bài giảng dự bị triết học do Jean-François Lyotard thực hiện năm 1964, được xuất bản thành sách năm 2012. Di cảo này của Jean-François Lyotard ngay lập tức đã gây được sự chú ý ở hai phương diện: bối cảnh lịch sử năm 1964 của triết học Pháp và câu hỏi triết học tự đặt ra cho chính mình: Vì sao lại làm triết học?
Trong ý nghĩa này, cuốn sách đã thoát ra khỏi khuôn khổ các bài giảng miệng dự bị triết học và hấp dẫn người đọc ở mọi trình độ.
“Mọi mối quan hệ với sự hiện tiên của đối tượng của ham muốn xuất hiện cho ý thức của ta đều được duy trì trên cơ sở của sự khiếm diện của nó... Dòng thời gian làm phân tán hơn, là giữ lại những khoảnh khắc của nó" - Jean-François Lyotard