(Ấn Bản Đặc Biệt) Nhập Môn Xã Hội Học Tôn Giáo - Tiến Sĩ Dương Ngọc Dũng

450.000₫ 500.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 499 sản phẩm

ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Tác giả: Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng

Hình thức: bìa cứng, 14x22cm, 600 trang

Đơn vị xuất bản: Khai Minh và Nxb. Lao Động

Ngày xuất bản: Năm 2024

(Ấn Bản Đặc Biệt) Nhập Môn Xã Hội Học Tôn Giáo - Tiến Sĩ Dương Ngọc Dũng

Lời giới thiệu

Xã hội học tôn giáo (sociology of religion), nếu nhìn từ quan điểm xã hội học truyền thống từ Émile Durkheim đến Max Weber, Pierre Bourdieu, và Peter L. Berger, nghiên cứu vai trò của tôn giáo đối với các thực hành xã hội (social practices) trong một bối cảnh lịch sử cụ thể. Khác với triết học tôn giáo (philosophy of religion), xã hội học tôn giáo không có mục đích đánh giá các niềm tin tôn giáo là đúng hay sai. Như Berger đã chỉ ra, phương pháp luận của nhà xã hội học dựa trên một quan điểm triết học vô thần (methological atheism), theo nghĩa, nhà nghiên cúu tôn giáo từ góc độ xã hội học có vị thế hoàn toàn trung lập đối với các tôn giáo mà họ nghiên cứu. Cũng khác với tâm lý học tôn giáo, xã hội học tôn giáo không tập trung soi sáng các trải nghiệm cá nhân (theo phong cách William James) mà luôn luôn nghiên cứu các trải nghiệm đó trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Đương nhiên vẫn có nhà nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận (như Erich Fromm), tâm lý học và xã hội học (theo tôi, đây là phương pháp nghiên cúu tôn giáo khả quan nhất), nhưng điểm đặc thù chính của ngành xã hội học tôn giáo là đặt câu hỏi tại sao một nhóm người nào đó (chứ không phải một cá nhân nào đó) lại thực hiện một nghi lễ nào đó, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mà không phải là một nhóm khác, hay một nghi lễ khác, và đâu là các ảnh hưởng của văn hóa, cấu trúc xã hội, bối cảnh kinh tế đối với các hành vi tôn giáo của nhóm đó. Xã hội học tôn giáo cũng không hẳn chỉ tập trung nghiên cứu các giáo phái mà ngay cả các hành vi phi tôn giáo, phủ nhận hay thậm chí chống đối tôn giáo cũng có thể là chủ đề nghiên cứu của họ (sociology of irreligion). Thử nhìn lướt qua một vài chủ đề chính của ngành xã hội học tôn giáo:

- Việc phân loại thế nào là giáo phái (sect), tông phái (denomination), tín ngưỡng (cult).

- Lịch sử tư tưởng xã hội học tôn giáo: khởi điểm là các công trình của Émile Durkheim, Max Weber, Karl Marx, cho đến Peter Berger, Thomas Luckmann, Bryan Wilson, Rodney Stark, Robert Bellah, Christian Smith, Robert Wuthnow, Meredith McGuire…

- Sự cải đạo (conversion). Những lý do xã hội dẫn đến sự thay đổi niềm tin tôn giáo.

- Sự xuất hiện của các phong trào tôn giáo mới (new religions).

- Thế tục hóa (secularization) và phản thế tục hóa (desecularization). Sự tái sinh của cái thiêng (the reemergence of the sacred) ngay giữa lòng những xã hội văn minh vật chất đến cực điểm.

Chúng tôi biên soạn tập sách nhỏ này nhằm mục tiêu giúp sinh viên chuyên ngành tôn giáo học có thêm được một số tư liệu chuyên ngành xã hội học tôn giáo để có thể đi sâu hơn vào lãnh vực nghiên cứu tôn giáo. Rất mong nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của các bạn sinh viên và các đồng nghiệp đang giảng dạy cùng một chuyên ngành.

Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng

Sách (Ấn Bản Đặc Biệt) Nhập Môn Xã Hội Học Tôn Giáo - Tiến Sĩ Dương Ngọc Dũng

zalo