Tác giả: Aristotle
Dịch giả: Lê Minh Tân dịch, Hà Thủy Nguyên hiệu đính
Hình thức: bìa mềm 16X24 cm, 304 trang
Nhà Xuất Bản: NXB Đà Nẵng, 2023
Cái đúng và cái gần đúng được nhận dạng theo cùng một cách, có thể hiểu là mọi người đều có một đặc tính bẩm sinh đầy đủ để hiểu đâu là đúng, và thường hướng đến chân lý. Bởi vậy hễ ai phán đoán đúng về sự thật thì cũng có thể phán đoán đúng về tính không chắc chắn.
Quyển I, chương 1
Biện luận hiệu quả bởi vạn sự đều đúng và chúng luôn có một chiều hướng tự nhiên để thắng thế trước cái đối lập của mình, cho nên nếu phán quyết của các thẩm phán không hợp lẽ thì việc thành bại lại nằm trong tay các nhà diễn thuyết và theo đó họ phải bị định tội. Hơn nữa, trước khi khán giả nào đó thậm chí còn chưa bị ám ảnh với tri kiến chính xác nhất thì cũng sẽ tùy tiện với những gì chúng ta nói để đưa ra lời buộc tội. Với các luận điểm dựa trên tri kiến ẩn chứa sự chỉ dẫn, vẫn có những người mà không ai có thể chỉ dẫn. Do đó, tại đây, chúng ta phải dùng các ý niệm mà ai cũng hiểu như thể đó là lối biện thuyết và lập luận của mình khi trình bày các Chủ đề trong thương thảo để luận giải trước công chúng.
Quyển I, chương 1
Như ta thấy, mỗi phần chính trong một bài diễn thuyết phải có mục đích rõ ràng. Xét mỗi trường hợp, chúng ta đã ghi chú và chấp nhận những quan điểm và đề xuất mà dựa vào đó ta có thể hình thành lên lập luận của mình - với chính trị, với tưởng thưởng, với cả diễn thuyết pháp lý. Chúng ta hơn nữa đã quyết định những phương tiện nào của tính cách đạo đức cần có để đầu tư vào bài nói. Bây giờ chúng ta tiến hành thảo luận các luận điểm chung cho tất cả các bài diễn thuyết. Tất cả các nhà diễn thuyết, bên cạnh khả năng lập luận chuyên biệt, thì cũng rất tiết chế khi sử dụng đề tài Khả thi và Bất khả, ví dụ; và cố gắng chỉ ra rằng một điều có thể xảy ra, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai.
Quyển II, chương 18