Sử ký được liệt vào vị trí đứng đầu trong 24 bộ sách sử viết về các triều đại Trung Quốc thời cổ đại. Cùng với Hán thư, Hậu Hán thư, Tam quốc chí được xưng là “tiền tứ sử”, có ảnh hưởng rất sâu rộng tới sự phát triển của sử học thế hệ sau. “Chính sử” các triều đại sau đó đã kế thừa phương pháp viết sử thể truyện kỷ lần đầu xuất hiện này. Cũng nhờ có Sử ký mà sử học mới có được vị trí độc lập trong lĩnh vực học thuật Trung Quốc (thời cổ đại, sử học thuộc phạm vi của kinh học), vì thế nó được công nhận là hình mẫu của sách sử Trung Quốc cònTư Mã Thiên được tôn là cha đẻ của lịch sử. Sử ký còn được coi là tác phẩm văn học ưu tú, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng đến tiểu thuyết, tản văn, hí kịch và truyện ký văn học, được Lỗ Tấn ca ngợi là “tuyệt xướng của sử gia, bản Ly tao không vần”, có giá trị văn học rất cao. Những người như Lưu Xưởng thì cho rằng, tác phẩm này “giỏi dẫn ra đạo lý của sự việc, không dùng lời lẽ hoa mỹ để biện giải, chất phác mà không dung tục”.
Tư Mã Thiên là một nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thời nhà Hán. Ông được coi là cha đẻ của ngành sử học Trung Quốc với bộ Sử ký, một bộ thông sử Trung Quốc viết theo phong cách Thể kỷ truyện.
Người đầu tiên khởi xướng công trình viết lại hoàn chỉnh toàn bộ lịch sử Trung Quốc là Tư Mã Đàm, cha củaTư Mã Thiên; nhưng ông chỉ kịp hoàn thành bản phác thảo sơ khai trước khi qua đời. Sau khi thừa kế vị trí của cha trong triều đình,Tư Mã Thiênđã quyết định thực hiện di nguyện của cha mình là hoàn thành và cho ra đời bộ tác phẩm lịch sử hoành tráng này.
Trích:
Kinh thi có câu: “Núi cao khiến người ngưỡng vọng, đường rộng khiến người bước theo”. Tuy ta không thể đến thời đại đó, nhưng lòng luôn hướng về nó. Ta đọc sách của họ Khổng, ngẫm ra cách làm người của ông. Ta đến đất Lỗ, ngắm miếu đường, xe cộ, trang phục, đồ tế lễ của Trọng Ni, xem nho sinh theo giờ tập lễ nghi nơi nhà ông. Ta cung kính, lưu luyến không rời được bước chân.