Tác giả: Aristotle
Dịch giả: Lê Hải Anh
Hình thức: bìa mềm, 16X24 cm, 316 trang
Nhà Xuất Bản: NXB Đà Nẵng, 2023
Giờ chúng ta phải bàn tới “định nghĩa”, “đặc tính”, “nguyên thể”, và “ngoại tính” là gì. “Định nghĩa” là một cụm từ biểu thị tự tính của sự vật. Nó được thể hiện dưới dạng thức là một cụm từ thay cho một thuật ngữ, hay một cụm từ thay cho một cụm từ khác; vì thi thoảng ta có thể định nghĩa ý nghĩa của một cụm từ. Những người mà khi phát ngôn chỉ sử dụng thuật ngữ (bạn có thể thử) rõ ràng không trình bày được định nghĩa của một sự vật đang được nhắc đến, vì một định nghĩa luôn luôn là một loại cụm từ cụ thể nào đó.
Quyển II, chương 5
Hơn nữa, ta hãy xem liệu một nghĩa của một thuật ngữ có trái ngược trong khi nghĩa khác hoàn toàn không có hay không; ví dụ niềm vui (pleasure) uống rượu trái ngược với nỗi đau khát nước, trong khi niềm vui khi thấy đường chéo không tương xứng với mặt bên thì không có trái ngược, vì vậy “niềm vui” được sử dụng theo nhiều nghĩa. Đối với “yêu” (love), khi được sử dụng trong khuôn khổ của tâm trí, thì “ghét” là trái ngược của nó, trong khi lúc được sử dụng cho hoạt động thể chất (như hôn) thì nó không có trái ngược: vậy nên, rõ ràng rằng “yêu” là một thuật ngữ mơ hồ.
Quyển II, chương 15