Combo (2 Cuốn Sách) Chiêm Nghiệm Về Nhân Quả Và Hành Trình Hạnh Phúc + Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

230.000₫ 288.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 3 sản phẩm

Tác giả: James Allen, Matthieu Ricard, Wolf Singer

Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên, NXB Hà Nội

Hình thức bìa: Bìa mềm

Combo (2 Cuốn Sách) Chiêm Nghiệm Về Nhân Quả Và Hành Trình Hạnh Phúc + Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học (James Allen, Matthieu Ricard, Wolf Singer)

1. Chiêm Nghiệm Về Nhân Quả Và Hành Trình Hạnh Phúc

Cuốn sách trên tay bạn tổng hợp những chiêm nghiệm của James Allen về bản chất con người, với tư cách là một cá thể độc lập cũng như một thành viên của xã hội. Xuyên suốt các chương sách là những diễn giải của vị triết gia về tâm trí và cảm xúc của mỗi cá nhân, với trọng tâm rằng: thế giới nội tâm của mỗi người sẽ định hình nên thế giới bên ngoài của họ, quyết định xem môi trường xung quanh họ là một vùng đất tốt lành hay tồi tệ. Như vậy, mỗi con người đều cần tu dưỡng nội tâm, bao gồm việc để ý và điều hướng những suy nghĩ, ham muốn, khát khao… trong mình đến những tiêu chuẩn trong sáng và cao cả, từ đó điều chỉnh thái độ và hành vi một cách tích cực. Nếu có thể làm vậy, con người không những có thể yêu quý bản thân mình hơn, mà còn có khả năng mở lòng để yêu thương cuộc đời và nhân loại, sống hòa hợp với những người khác và luôn bình tâm trước mọi thử thách.

2. Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Trong Những nẻo đường chiêm nghiệm, tác giả đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm.

Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.

Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.

Cuốn sách này chỉ là một đóng góp khiêm tốn cho một lĩnh vực bao la là đối chiếu các quan điểm và kiến thức về bộ não và ý thức của các nhà khoa học với những người hành thiền – nói cách khác là cuộc gặp gỡ giữa hiểu biết trực tiếp và hiểu biết gián tiếp.

Cuộc đối thoại này đã làm gia tăng hiểu biết chung của chúng tôi về các chủ đề mà chúng tôi đưa ra. Chúng tôi xin mời các độc giả tham gia cùng và hy vọng các bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ những năm tháng làm việc, nghiên cứu của chúng tôi về những khía cạnh căn bản của cuộc đời.

Combo (2 Cuốn Sách) Chiêm Nghiệm Về Nhân Quả Và Hành Trình Hạnh Phúc + Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học (James Allen, Matthieu Ricard, Wolf Singer)

zalo