Triết gia người Pháp Rene Descartes (1596-1650) là một trong những triết gia nổi tiếng nhất thế giới. Từ thuở ấu thơ trên ghế nhà trường, trẻ em Pháp đã học nằm lòng một câu ngắn nhưng nổi tiếng khắp thế giới: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Phát biểu này của Descartes đã trở thành một phần di sản văn hóa của nhân loại.
Descartes được xem là người sáng lập ra thuyết duy lý và là cha đẻ của toàn bộ nền triết học hiện đại. Ông xứng đáng với danh hiệu vinh dự ”Cha đẻ của triết học hiện đại”, bởi trong thời đại của ông, Descartes đã dám làm một điều mang tính cách mạng và thực sự là một Columbus của triết học.
Cũng như nhà hàng hải vĩ đại đã khám phá ra một lục địa chưa từng được biết cho đến thời đó, cái gọi là “Thế giới Mới”, Descartes đã thành công trong việc mở ra một chiều kích nhận thức mới và thay đổi toàn bộ quan niệm của ta về thế giới.
“Triết học cho mọi người! Bộ sách Những nhà tư tưởng lớn lần đầu tiên trình bày sâu sắc công trình của các nhà triết học quan trọng nhất: Dễ hiểu, thú vị và rất thời sự.” - Martin Politowski
Đức Phật (560-480 Trước Công nguyên), cùng với Khổng Tử, là triết gia và đạo sư quan trọng bậc nhất của vùng Đông Á.
Suốt 45 năm, Ngài du hành hết cả một vùng Đông Bắc Ấn Độ và hướng dẫn cho con người biết sống một cuộc sống tốt đẹp. Ngài được xem là giáo chủ của một trong năm tôn giáo lớn trên thế giới.
Đức Phật cũng cần nhiều năm mới giải mã được đời sống và đạt đến Niết-bàn. Ngài sinh ra với tên gọi Tất-đạt-đa Cồ-đàm, là con trai của hoàng tộc và lớn lên trong cung điện.
Ở tuổi 29, Ngài rời bỏ thế giới giàu sang của mình, trở thành du sĩ không nhà. Ngài sống bằng sự bố thí và theo học đạo với nhiều đạo sư Bà-la-môn và tu sĩ khổ hạnh khác nhau.
Sau 6 năm tu tập hoài công, Ngài đến ngồi dưới một gốc cây Bồ đề trong thiên nhiên và đến với tri kiến giải thoát, phát hiện “Bốn chân lý cao quý“ (Tứ diệu đế).
“Triết học cho mọi người! Bộ sách Những nhà tư tưởng lớn lần đầu tiên trình bày sâu sắc công trình của các nhà triết học quan trọng nhất: Dễ hiểu, thú vị và rất thời sự.” - Martin Politowski
Nhà triết học Epicurus đã gây tranh cãi từ thời cổ đại. Ý niệm cốt lõi đầy khiêu khích của ông đơn giản một cách quyến rũ. Bản tính tự nhiên của mỗi con người đều có một loại la bàn nội tại. Để được hạnh phúc, họ phải làm những gì mang lại cho họ sự vui sướng và an lạc, và ngược lại, tránh bất cứ điều gì khiến họ không hài lòng hoặc tổn hại. Epicurus là tổ phụ của nguyên tắc sự vui sướng:
Sự vui sướng là sự khởi đầu và kết thúc của cuộc sống hạnh phúc. Đó là điều tốt đẹp bẩm sinh đầu tiên của chúng ta […] và là nhân tố chỉ đạo của chúng ta […].
“Triết học cho mọi người! Bộ sách Những nhà tư tưởng lớn lần đầu tiên trình bày sâu sắc công trình của các nhà triết học quan trọng nhất: Dễ hiểu, thú vị và rất thời sự.” - Martin Politowski
“Những suy nghĩ của Epicurus về một cuộc sống đầy thú vị trong linh hồn bình an thanh thản vẫn có thể là kim chỉ nam hữu ích cho cuộc sống viên mãn của chúng ta ngày nay.” - Vonfram Horn
Kafka là nhà văn tiếng Đức rất được yêu thích trên cả thế giới. Chúng ta ghi ơn ông không chỉ vì các tác phẩm của ông là một phần văn chương thế giới xuất sắc, mà còn bởi chúng là một khám phá triết học rộng lớn. Trong các truyện thuyết của mình, ông đã đưa đến cho ta một thức nhận sâu xa đi vào trong những vực thẳm, cùng với cái cấu trúc cơ bản về mối tương quan liên nhân. Không một ai có thể bàng quan trước những miêu tả và truyện thuyết của ông
[...] một cuốn sách phải là cái rìu
chặt chém tan vỡ cái biển nước
đông cứng giá lạnh trong ta.
“Triết học cho mọi người! Bộ sách Những nhà tư tưởng lớn lần đầu tiên trình bày sâu sắc công trình của các nhà triết học quan trọng nhất: Dễ hiểu, thú vị và rất thời sự.” - Martin Politowski
“Kafka là một người đứng trước ngưỡng cửa hạnh phúc, nhưng suốt đời ông lại đã ở rất xa mảnh đất ước mong này. Cuốn sách viết về Kafka ở đây là một cuộc du hành khai phá. Với năm truyện thuyết của Kafka, ta có thể đi đến cốt lõi sự nghiệp triết học của ông và cuối cùng nhìn ra được chính mình ở trong đó.”
– Ipek Demirtas
Popper nêu ra lý tưởng về khoa học của “xã hội mở“: Mọi lý thuyết khoa học đều chỉ có giá trị hiệu lực cho đến khi nó bị phản bác bởi một ví dụ phản chứng hoặc bị thay thế bởi một lý thuyết chính xác hơn. Xã hội phải luôn luôn cởi mở đối với việc phê phán và đổi mới nhận thức của chúng ta
Phương pháp thử và sai in dấu ấn lên sự tiến hóa. Từ muôn thuở, thực vật và động vật tối ưu hóa cơ may sống còn bằng những đột biến thất bại và thành công:
Khoảng cách từ trùng a-míp đến Einstein chỉ là một bước.
Triết học cho mọi người! Bộ sách Những nhà tư tưởng lớn lần đầu tiên trình bày sâu sắc công trình của các nhà triết học quan trọng nhất: Dễ hiểu, thú vị và rất thời sự.” – Martin Politowski
“Tất cả đều được trình bày hết sức rành mạch: Phê phán của Popper đối với mọi chủ nghĩa toàn trị, yêu sách về xã hội mở, sự khích lệ những bước đi táo bạo trong khoa học và chính trị. Một gợi ý quan trọng trong thế giới đang tự mãn với chủ nghĩa tiêu thụ và lúng túng trong chính trị.”
- Dr. Hans W. Schünemann