Lịch sử phát triển Truyền thông đại chúng Trung Quốc

264.000₫ 330.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 300 sản phẩm

Tác giả: PGS. TS. Lê Thanh Bình

Hình thức: Bìa mềm

Nhà xuất bản: NXB Thông tin và Truyền thông

Năm xuất bản: Năm 2024

Lịch sử phát triển Truyền thông đại chúng Trung Quốc - PGS. TS. Lê Thanh Bình

Cuốn sách góp phần cụ thể hóa chủ trương lớn của Đảng ta được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XIII (đầu năm 2021): “Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, h ội nhập quốc tế; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. 

Trung Quốc là một trong các nôi văn hóa nổi tiếng của loài người; là quốc gia đất rộng người đông, lịch sử văn hóa đa dạng, kỳ thú, có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều quốc gia, trước hết là các nước láng giềng như Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Ngay từ khi mới ra đời và theo thời gian, các phương tiện "thông tin đại chúng" (ngày nay xu hướng gọi là phương tiện "truyền thông đại chúng" có nghĩa phổ cập hơn) và hoạt động truyền thông đại chúng ngày càng có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa, quản lý xã hội, ngoại giao văn hóa, tăng cường sức mạnh mềm cho quốc gia. Đối với Trung Quốc, lĩnh vực truyền thông đại chúng gắn với hoạt động của hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng đã có lịch sử rất lâu đời, phong phú, hòa quyện với lịch sử phát triển văn hóa-xã hội hơn 5.000 năm nên việc nghiên cứu cả một giai đoạn dài từ thuở sơ khai đến hết thời phong kiến vẫn là một yêu cầu đặt ra trên góc nhìn liên ngành, hiện đại, để từ đó tiếp tục phân tích những khía cạnh mới, chiều kích mới cho lĩnh vực này ở thời hiện đại.

Sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/2022), trong phát triển kinh tế - xã hội, Trung Quốc chủ trương tiếp tục kiên trì “quan điểm phát triển mới”, đó là: Sáng tạo, hài hòa, xanh, mở cửa, chia sẻ. Quan điểm này mang tính chiến lược trong xây dựng “cục diện phát triển mới” của Trung Quốc trong thời gian tới. Về phương hướng phát triển trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tập trung phát triển chất lượng cao, ưu tiên xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại, tập trung đột phá về công nghệ, giáo dục, nhân tài, coi trọng thị trường trong nước; đồng thời, tiếp tục mở cửa chất lượng cao với bên ngoài. Báo cáo chính trị cũng nhấn mạnh đến Thịnh vượng chung (cùng giàu) và từ định hướng lớn nói trên, có thể hiểu các lĩnh vực liên quan đến văn hóa tinh thần, tư tưởng, công nghệ hiện đại như truyền thông đại chúng trong giai đoạn mới sẽ được đặc biệt chú trọng ứng dụng phát triển công nghệ mới như truyền thông đa phương tiện, trí tuệ nhân tạo, truyền thông số… Đối với lĩnh vực truyền thông báo chí, trong Tuyên bố chung do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng ký ngày 1/11/2022 đã nhấn mạnh: “Hai bên sẵn sàng tăng cường giao lưu báo chí, truyền thông và phóng viên hai nước thăm lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị Việt - Trung, tạo nền tảng xã hội và không khí dư luận tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương”.

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc nghiên cứu lĩnh vực TTĐC của Trung Quốc, hệ thống hóa các tri thức cần thiết và bồi đắp thêm các nghiên cứu mới về hệ thống các phương tiện TTĐC Trung Quốc từ khi mới ra đời cho đến thế kỷ XXI là rất cần thiết.

sách Lịch sử phát triển Truyền thông đại chúng Trung Quốc - PGS. TS. Lê Thanh Bình
zalo