Giáo sư Arthur Berriedale Keith đã nghiên cứu Phật giáo thông qua công việc so sánh chuyên sâu lịch sử tư tưởng Ấn Độ giáo, đồng thời phát hiện sự ảnh hưởng qua lại giữa những trường phái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị về Logic học Ấn Độ và Số luận (Samkhya), nhìn nhận Phật giáo qua lăng kính triết học và phê phán hiện đại.
Trong tác phẩm này, ông khảo sát một số tư tưởng đã được chấp nhận, chứng minh đức Phật Thích-ca Mâu-ni không phải thuộc chủ nghĩa Lý tính, mà là một bậc thầy sáng lập Phật giáo, tuyên thuyết giáo lý, tương tác và điều chỉnh một số tư tưởng đương thời; liên hệ với truyền thống Phật giáo ở Tích Lan, thảo luận nhiều quan điểm giáo lý dựa vào kinh điển tiếng Pali và nguồn tư liệu của các bộ phái Phật giáo. Đồng thời tác giả thảo luận quan điểm của những vị tổ sư sáng lập các bộ phái Phật giáo, giáo nghĩa Phật giáo phát triển, tạo thành hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh trong những trường phái về sau.
Đương nhiên, đây là một tác phẩm cực kỳ giá trị cho sinh viên nghiên cứu Phật học, giúp họ chứng minh những điều còn bị che lấp bởi thời gian. Có lẽ cũng giúp cho khoa Triết học ở các trường Đại học mở ra tầm nhìn mới không chỉ hạn chế trong phạm vi vùng miền tự hào của chúng ta.
Sinh (1879- 1944), một học giả chuyên ngành ngôn ngữ và văn học tiếng Phạn (Sanskrit), sinh ở Portobello, Edinburgh vào ngày 5/4/1879. Ông đã hoàn thành xuất sắc các khóa học ở Đại học Edinburgh, Oxford, nghiên cứu chuyên sâu những tác phẩm kinh điển tiếng Phạn và Pali. Năm 1914, ông tham gia giảng dạy tại tại Đại học Edinburgh với tư cách là một giáo sư chuyên ngành tiếng Phạn và so sánh tư tưởng triết học, đồng thời đảm nhiệm giảng dạy Hiến pháp của vương quốc Anh vào năm 1922. Ông qua đời ở Edinburgh vào ngày 6/10/1944.
Những tác phẩm tiêu biểu
Indian Mythology (Thần thoại Ấn Độ)(1917)
A History of the Samkhya Philosophy (Lịch sử triết học Số luận) (1918)
The Karma-Mimāmsā (Nghiệp và tư tưởng Mimāmsā)(1921)
Buddhist Philosophy in India and Ceylon (Triết học Phật giáo Ấn Độ và Tích Lan)(1922)
The Religion and Philosophy of the Veda and Upanishads (Tôn giáo và triết học của Vệ-đà và Áo nghĩa thư) (1925)
A History of Sanskrit Literature (Lich sử văn học tiếng Phạn)(1928)